ClockThứ Sáu, 25/11/2022 10:34

Nắm bắt cơ hội, xuất khẩu bứt tốc

Các doanh nghiệp đã tận dụng tốt lợi thế của các hiệp định để phát triển các dòng sản phẩm chủ lực như tôm, cá tra. Nhờ đó tính chung nhóm hàng nông - lâm - thủy sản, kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm đến nay ghi nhận mức tăng kỷ lục, đạt 45 tỷ USD và đang chạy nước rút để cán mốc 55 tỷ USD từ giờ đến cuối năm.

Ký hợp tác xuất khẩu xi-măng sang thị trường PhilippinesKhai thác phân khúc “chất lượng thấp”Đề xuất sửa đổi Nghị định107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạoXuất khẩu gạo của cả nước có thể đạt 7 triệu tấn trong năm nayNông nghiệp sạch hướng tới thị trường ngoại

Thủy sản là mặt hàng cán đích sớm hơn so với dự kiến. Ảnh: Quang Vinh

Thủy sản cán đích sớm hơn dự kiến

Bà Tô Thị Tường Lan - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã có sự tăng trưởng bùng nổ trong vòng 4 năm qua. Đặc biệt, nếu xét riêng lẻ từng quốc gia và mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì sự tăng trưởng này rất rõ nét. Cụ thể, ước tính đến cuối tháng 11-2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD, sớm hơn dự kiến. Trong đó, nhiều nhất là xuất khẩu vào thị trường các nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ước đạt khoảng 2,6 tỷ USD, tăng 40% so với năm 2021 và tăng 13,6% so với năm 2018.

Trong nhóm các ngành hàng xuất khẩu có 8 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD gồm: Cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ.

Đối với ngành hàng rau quả, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng cho hay, ngành này đang chạy đua cùng thời gian để đạt mục tiêu xuất khẩu 3,2 tỷ USD năm 2022.

Theo dự báo của Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương, hiện thị trường cà phê Trung Quốc được dự báo tăng trưởng trung bình 10,42%/năm trong giai đoạn 2022-2027.

Còn ông Huỳnh Tấn Đạt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cho biết hết năm 2022, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp hoàn toàn có thể đạt mốc 55 tỷ USD như kỳ vọng. Ông Đạt cho biết, từ đầu năm Bộ NN&PTNT đã có những kịch bản tính toán hết vấn đề rủi ro để chủ động trong vấn đề chỉ đạo sản xuất. Bộ cũng đưa ra giải pháp đồng hành, phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, chính quyền địa phương để xây dựng những chương trình tái cơ cấu, tức là chọn những cây trồng chủ lực, sản phẩm chủ lực có khả năng cạnh tranh.

Bà Tô Thị Tường Lan đánh giá, để có thể củng cố vững chắc và phát triển vị thế của mình trên toàn cầu, nhiều doanh nghiệp (DN) ngành chế biến thủy sản đã chủ động chuẩn bị và xây dựng trước một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất chế biến. Đây là những DN đã có kinh nghiệm xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, vốn là thị trường đòi hỏi các tiêu chuẩn và quy trình nghiêm ngặt. Theo đó, DN đã áp dụng các tiêu chuẩn cao của thế giới để quản lý hệ thống nuôi, chế biến, ứng phó kịp thời cho sự thay đổi khôn lường các tiêu chuẩn rào cản kỹ thuật của các thị trường khó tính.

Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư

Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp đang giảm dần thế bị động, hướng mạnh tới nhu cầu và bám sát thị trường. Cùng với đó, việc mở rộng thị trường, hướng tới các thị trường có giá trị cao đã và đang định hình vị thế của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, dự báo kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong cả những năm tiếp theo, vì vậy cần sự chủ động dự báo thị trường của mỗi DN ngay từ thời điểm này.

Nhận định về những thời cơ cũng như thách thức trong năm 2023, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký VASEP nhận định, có 3 thuận lợi cơ bản: Nhu cầu thị trường vẫn tiếp tục cao; diễn biến của một số khu vực mang tính đặc thù của ngành hàng mà mức độ cạnh tranh của chúng ta đang có ưu thế (FTA, chất lượng hàng hoá); Sự cải cách về môi trường kinh doanh khá thuận lợi. Song cũng có 3 thách thức đó là, chi phí sản xuất tăng cao; các vấn đề liên quan đến room tín dụng, lạm phát, lãi suất ngân hàng; cuối cùng là vấn đề nguyên liệu ổn định và chất lượng.

Để tạo cơ hội cho các DN tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, xuất khẩu thực phẩm, nông sản mới đây Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) phối hợp tổ chức hội nghị "Kết nối giao thương quốc tế 2022”. Với hơn 10 năm kinh doanh xuất khẩu các loại trái cây tươi, cấp đông, tinh dầu thảo dược, các sản phẩm của Green Powers đã đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Ông Lê Quang Nguon, Giám đốc Kinh doanh của Công ty TNHH Green Powers (Bến Tre) cho biết, chỉ trong ngày đầu tiên tham gia hội nghị, DN đã tiếp cận được khoảng 10 đối tác tiềm năng.

Theo ông Nguon, hiện nay trái bưởi của Việt Nam được người tiêu dùng thế giới đón nhận. Minh chứng là bình quân mỗi tháng DN này xuất khẩu 10 container trái cây tươi (chủ yếu là bưởi da xanh) đi các thị trường.

“Việc tham gia buổi kết nối giao thương cũng như tham gia các hoạt động triển lãm giúp các DN có cơ hội gặp gỡ, kết nối trực tiếp với đối tác trong và ngoài nước, mở ra cơ hội kinh doanh tốt hơn”, ông Nguon nói.

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc tổ chức kết nối giao thương quốc tế rất quan trọng, là kênh để cộng đồng DN sản xuất kinh doanh của Việt Nam có cơ hội được gặp gỡ trực tiếp với các nhà nhập khẩu nước ngoài cùng nhau trao đổi về cơ hội hợp tác, kinh doanh, cũng như tìm hiểu thêm thông tin về thị hiếu của người tiêu dùng các nước. Thời gian tới Cục Xúc tiến thương mại sẽ đẩy mạnh các hoạt động này nhằm hỗ trợ DN tìm kiếm thị trường và đối tác.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến: Lường trước mọi thách thức

Tuy có nhiều thuận lợi, nhưng ngành nông nghiệp Việt Nam cũng phải lường trước một số thách thức. Trong đó, yếu tố đặc biệt lưu ý là tình trạng lạm phát diễn ra tại nhiều quốc gia. Do đó, các doanh nghiệp nhập khẩu nông, lâm, thủy sản cần lường trước khó khăn do chi phí đẩy và tỷ giá hối đoái tăng. Dòng tiền và cán cân thương mại cần được tính toán, điều chỉnh theo chu kỳ ngắn hạn. Trong bối cảnh lạm phát xảy ra ở nhiều thị trường trọng điểm trên thế giới, sẽ có những mặt hàng xuất khẩu giảm. Chúng tôi khuyến cáo doanh nghiệp cần tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu, tháo gỡ khó khăn tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm thông qua khai thác dư địa và chuyển đổi loại hình sản phẩm để phù hợp nhu cầu thị trường”.

Theo Đại đoàn kết

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

TIN MỚI

Return to top