ClockThứ Bảy, 23/06/2018 09:39

Ngành thép Việt Nam cần tăng năng lực cạnh tranh để mở rộng thị trường

Ngành thép đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện chống bán phá giá từ các nước nhập khẩu. Điều này khiến xuất khẩu thép đã và đang gặp nhiều khó khăn.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện, năng lực sản xuất của ngành thép trong nước đạt khoảng 30 triệu tấn/năm. Với quy mô này, ngành thép Việt Nam được đánh giá đứng đầu các nước Đông Nam Á. Dự báo, năm 2018, tăng trưởng của ngành sẽ đạt 20-22%.

Song song với sự tăng trưởng đầy ấn tượng, thời gian gần đây ngành thép chịu nhiều áp lực do tình hình bảo hộ thương mại. Đây là ngành đang phải đối mặt nhiều nhất với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp từ các nước nhập khẩu và bị áp thuế chống bán phá giá từ các quốc gia khác như: Mỹ, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia... Điều này khiến việc xuất khẩu thép của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Thép là ngành phải đối mặt nhiều nhất với các vụ kiện chống bán phá giá từ các nước nhập khẩu. (Ảnh: KT)

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, tính đến cuối năm 2017, trong số 124 vụ kiện điều tra phòng vệ thương mại với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, thì có tới 30 vụ kiện liên quan đến thép, chủ yếu là các vụ điều tra chống bán phá giá.

Điển hình, mới đây, Indonesia đã chính thức công bố áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn màu nhập khẩu từ Việt Nam ở mức từ 12,01% đến 28,49% trong 5 năm.

Ngày 12/6 vừa qua, một số doanh nghiệp sản xuất thép tại Hoa Kỳ đã nộp yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đối với sản phẩm thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Việt Nam...

Trước tình hình này, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, thế giới hiện nay đang rộ lên phong trào về chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Các nước đang tích cực sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại để kiện lại hàng hóa xuất khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam.

Theo ông Sưa, việc sử dụng công cụ bảo hộ thương mại sẽ tạo ra hàng rào thuế quan cản trở việc xuất khẩu thép của Việt Nam sang các nước, gây khó khăn cho việc xuất khẩu. Ngành thép sẽ phải đóng thêm một khoản chi phí, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thép sẽ giảm đi.

Trong khi đó, thị trường thép trong nước lại hứa hẹn nhiều triển vọng và có nhiều tiềm năng phát triển. Cụ thể, năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu được 4,7 triệu tấn sang các nước, trong đó nhiều nhất là các nước Asean, Mỹ, EU và một số thị trường khác. Riêng 4 tháng đầu năm nay, lượng thép xuất khẩu đã đạt gần 2 triệu tấn…

Ông Sưa cho rằng, để đảm bảo tăng trưởng của ngành thép, Nhà nước cần  có những chính sách, biện pháp kiểm soát chặt nguồn thép nhập khẩu để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước; tiếp tục thúc đẩy các chính sách phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô song song với ổn định lãi suất ngân hàng, tạo niềm tin cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh hội nhập và các biện pháp tự vệ được áp dụng nhiều như hiện nay.

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tôn Đông Á cho hay, việc các nước áp dụng các biện pháp bảo hộ đang gây khó khăn cho xuất khẩu của ngành thép. Lường trước được điều này, nhiều năm nay, Tôn Đông Á đã tập trung đầu tư công nghệ để sản xuất ra sản phẩm thép có chất lượng cao. Bởi công nghệ tốt không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn bảo đảm tiêu chuẩn lượng của sản phẩm thép, giúp tôn thép Việt Nam thuận lợi và tự tin hơn khi bước ra sân chơi quốc tế. Làm được điều này sẽ khẳng định được uy tín, thương hiệu thép Việt Nam đồng thời hạn chế việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại từ các nước, gây khó khăn cho ngành thép Việt Nam.

Để chống lại các vụ phòng vệ thương mại của các nước đối với sản phẩm thép xuất khẩu, ông Nguyễn Văn Sưa khuyến nghị: “Các doanh nghiệp cần  chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thép của mình vì chỉ có nâng cao được năng lực cạnh tranh mới có thể mở rộng thị trường xuất khẩu; phải nâng cao nhận thức, hiểu biết về luật lệ thương mại quốc tế cũng như luật lệ thương mại của các nước xuất khẩu sang để hạn chế những thiệt hại không đáng có.

Đồng thời, nên tránh tập trung vào một vài thị trường để khi sản lượng xuất khẩu tăng lên, họ có cớ kiện lại và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngăn cản việc xuất khẩu của chúng ta”.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

Ngày 22/10, tại thị xã Sa La Van, tỉnh Sa La Van, nước CHDCND Lào, Đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Sa La Van - Lào và Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam phối hợp tổ chức Hội đàm thường niên năm 2024. Thiếu tướng Sỉ Sợt Sỏn Đa La, Giám đốc Ty Công an tỉnh Sa La Van và Đại tá Hoàng Minh Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đồng chủ trì hội đàm.

Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

TIN MỚI

Return to top