ClockThứ Hai, 28/12/2020 07:45

Nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất hiệu quả

TTH - Các dự án (DA), mô hình kinh tế do Hội Nông dân (HND) tỉnh hỗ trợ hội viên trên địa bàn phát huy hiệu quả cả về kinh tế lẫn xã hội góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

Tăng tốc phát triển kinh tế- xã hội trong trạng thái mớiĐòn bẩy cho phát triển công nghiệp nông thônNhân rộng những mô hình nông nghiệp hiệu quả

Mô hình chăn nuôi bò do HND hỗ trợ tại Phong Hiền (Phong Điền) cho hiệu quả kinh tế cao

Nâng cao thu nhập

Năm 2020, HND tỉnh hỗ trợ hội viên nông dân trên địa bàn thực hiện 16 DA, mô hình hợp tác phát triển sản xuất với tổng kinh phí thực hiện hơn 1,1 tỷ đồng cho 246 hộ tham gia thực hiện. Trong đó, riêng nguồn vốn đối ứng của các hộ tham gia mô hình là 518 triệu đồng.

Kết quả các mô hình trồng sen cao sản ở Thủy Lương (Hương Thủy), Phú Mỹ (Phú Vang), Kim Long (TP. Huế); nuôi gà ở Thủy Châu (Hương Thủy), Phong Hiền (Phong Điền), Hương An (Hương Trà), Vinh Hiền (Phú Lộc) đều tăng thu nhập cho các hộ tham gia từ 7-10 triệu đồng/hộ.

Các hộ tham gia mô hình nuôi gà ở các địa phương đã biết kỹ thuật úm gà con từ 1 ngày tuổi đến xuất chuồng, mang triển vọng triển khai nhân rộng trong địa phương.

Đối với cây thanh trà, HND tỉnh đã triển khai mô hình cải tạo vườn ở thị trấn Phong Điền (Phong Điền) và Dương Hòa (Hương Thủy) với tổng số tiền hỗ trợ 33 triệu đồng. Qua nghiệm thu và đánh giá, mô hình phát triển tốt, đã chuyển đổi phương pháp từ tưới thủ công chuyển sang tưới tự động bằng hệ thống ống kết nối, làm tăng năng suất cây thanh trà.

Tại xã Dương Hòa, có 10 hộ tham gia trồng 2 ha thanh trà áp dụng mô hình cho thu nhập đạt 800 triệu đồng, lãi ròng khoảng 350 triệu đồng. Địa phương đã thành lập tổ hợp tác trồng thanh trà ở thôn Buồng Tằm.

Ông Lê Đành, Chủ tịch HND xã Dương Hòa cho biết, mô hình được cung cấp hệ thống ống nước và béc phun, cách tưới mới này rất phù hợp với vùng đất triền cao, nhiều địa hình phức tạp như ở Dương Hòa, trong đó có ứng dụng cho cây thanh trà.

So với trước đây, các hộ chỉ tưới bằng thủ công, khi tham gia mô hình này các hộ đã đầu tư thêm vật tư để xây dựng hệ thống tưới nước tự động, giảm chi phí công lao động, tiết kiệm được nước tưới. Hướng phát triển năm 2021, ngoài các hộ tham gia mô hình, những hộ trồng thanh trà trên địa bàn sẽ xây dựng thêm hệ thống nước tưới tự động.

Ông Phan Văn Xuân, Phó Chủ tịch HND tỉnh đánh giá, đa số các mô hình hỗ trợ đều phát huy hiệu quả, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho hộ gia đình nông dân, thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị gia tăng.

Nhìn chung, các mô hình đã chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật canh tác mới đến hội viên nông dân theo hình thức bắt tay chỉ việc, giúp hội viên tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới thuận lợi hơn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ trực tiếp tham gia mô hình để cải thiện đời sống, góp phần giảm nghèo.

Cần quan tâm đến thị trường

Theo đánh giá của HND tỉnh, ngoài các lý do khách quan như tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thời tiết không thuận lợi trong năm qua thì việc triển khai các mô hình DA phát triển sản xuất nông nghiệp trong năm 2020 còn nhiều hạn chế, bất cập.

Mặc dù được hỗ trợ nhưng việc xây dựng, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hợp tác, tổ hợp tác, trang trại, gia trại trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và liên doanh, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm tại các địa phương còn chậm.

Ông Hoàng Đăng Khoa, Chủ tịch HND tỉnh phân tích, tại nhiều địa phương, mô hình đầu tư dàn trải, suất đầu tư thấp. Trong xây dựng mô hình, thường chỉ quan tâm đến nâng cao năng suất, sản lượng sản phẩm, chưa quan tâm đến vấn đề nhu cầu của thị trường, hỗ trợ tìm kiếm thị trường, các giải pháp quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. Thời gian đến, lựa chọn các mô hình cần tính toán nâng cao giá trị gia tăng và ổn định quy mô sản xuất và cân đối cung- cầu. Một số HND cơ sở chưa làm tốt công tác lựa chọn mô hình DA sản xuất hỗ trợ và chưa phối hợp tốt với HND tỉnh trong việc theo dõi đôn đốc kiểm tra, nghiệm thu, đánh giá hiệu quả mô hình DA…

Ông Hoàng Đăng Khoa đề xuất UBND tỉnh, các sở ngành tiếp tục quan tâm, bố trí kinh phí ngân sách Nhà nước cho Quỹ hỗ trợ Nông dân tỉnh và HND các huyện, thị xã và TP. Huế để có điều kiện nhân rộng các mô hình DA sản xuất có hiệu quả kinh tế, phát triển theo chuỗi giá trị.

HND các cấp phối hợp với Quỹ hỗ trợ Nông dân cấp tỉnh đề xuất kiến nghị vốn vay hỗ trợ cho các tổ hợp tác đã xây dựng trong năm 2020 để phát triển sản xuất theo định hướng của tỉnh mỗi xã mỗi sản phẩm (Chương trình OCOP). Đồng thời, tập trung và rà soát đánh giá kỹ các mô hình, DA đã được HND tỉnh hỗ trợ qua các năm để tiếp tục đề xuất ưu tiên hỗ trợ đối với các mô hình DA đã triển khai tốt có khả năng thành lập tổ hợp  tác hoặc HTX trong năm 2021.

Năm 2020, HND tỉnh tổ chức 6 lớp tập huấn cho hơn 300 lượt cán bộ hội cơ sở, cán bộ chi tổ hội và hội viên nông dân nhằm nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, năng lực quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động của tổ hợp tác, HTX. Các cấp hội đã tổ chức 223 buổi tập huấn tuyên truyền cho hơn 11 nghìn hội viên, nông dân về Luật HTX 2012, Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, nâng cao nhận thức về liên kết sản xuất gắn với đảm bảo vệ sinh ATTP.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024

Sáng 21/11, lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) thông tin, đơn vị đang tiến hành trao giải và giấy chứng nhận cho 100 khách hàng tiêu biểu đã đạt các tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do đơn vị phát động.

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả

TIN MỚI

Return to top