ClockThứ Sáu, 25/09/2020 16:54

Chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên về Việt Nam của ngành hàng không Việt

TTH.VN - Trưa 25/9, chuyến bay mang số hiệu VN417 của Vietnam Airlines khởi hành từ thủ đô Seoul (Hàn Quốc) đã hạ cánh an toàn tại sân bay Nội Bài. Đây là chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên về Việt Nam của ngành hàng không Việt, sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Vietnam Airlines thực hiện chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đầu tiên sau COVID-19Vietnam Airlines khôi phục hoàn toàn thị trường nội địa sau ảnh hưởng của dịch COVID-19

Số lượng khách trên chuyến bay là 104 người, trong đó có 15 khách nước ngoài và 89 khách Việt Nam

Để thực hiện chuyến bay này, Bộ Giao thông - Vận tải, Cục hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines, Cảng hàng không Nội Bài và các cơ quan chức năng liên quan đã phối hợp chuẩn bị kỹ lưỡng trong nhiều ngày qua. Trong đó, trọng điểm là hoàn thiện các phương án vừa đảm bảo khai thác bay, an toàn bay, vừa đáp ứng các tiêu chuẩn phòng chống dịch bệnh, năng lực cách ly hành khách.

Theo ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam, “đây không chỉ là chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên về Việt Nam sau dịch COVID-19, mà còn là chuyến bay thí điểm nhằm đánh giá năng lực khai thác, tiếp nhận trở lại khách quốc tế của cả ngành hàng không. Chuyến bay được thực hiện an toàn trong khi vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn phòng dịch chặt chẽ, đã khẳng định khả năng phối hợp, điều hành rất hiệu quả giữa các đơn vị trong ngành hàng không cũng như với các đơn vị y tế, kiểm dịch và các nhà chức trách liên quan.

Chuyến bay VN417 hành trình Seoul - Hà Nội được Vietnam Airlines khai thác bằng máy bay thân rộng thế hệ mới Airbus A350, chở các hành khách là công dân Việt Nam cùng các chuyên gia, nhà đầu tư Hàn Quốc. Để lên chuyến bay này, hành khách đều phải đáp ứng các thủ tục phòng, chống dịch bênh vô cùng nghiêm ngặt như: có giấy xác nhận âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp realtime PCR của cơ quan y tế có thẩm quyền trong vòng 03 ngày trước khởi hành, xác nhận về địa điểm cách ly tại Việt Nam, cài đặt ứng dụng theo dõi tiếp xúc, khai báo y tế…

Sau chuyến bay, hành khách lại tiếp tục được xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Việt Nam. Nếu có kết quả dương tính, khách sẽ được chuyển đến cơ sở y tế để cách ly, chăm sóc theo quy định hiện hành. Nếu âm tính, khách sẽ được cách ly tại khách sạn đã đăng ký và được xét nghiệm lần hai vào ngày thứ 6 kể từ ngày nhập cảnh hoặc ngay khi có biểu hiện nghi ngờ... Nếu kết quả xét nghiệm lần hai âm tính, hành khách được phép di chuyển về nơi cư trú, tự cách ly đến khi đủ 14 ngày và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

Đối với phi hành đoàn, toàn bộ thành viên sau khi trở về Việt Nam cũng được kiểm tra sức khỏe và tổ chức cách ly. Máy bay được phun khử khuẩn toàn bộ khoang hành khách, buồng lái bằng hóa chất theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trước đó, rạng sáng 25/9, Vietnam Airlines đã thực hiện chuyến bay VN416 hành trình từ Hà Nội đi Seoul. Việc nối lại các đường bay thương mại quốc tế sau 6 tháng tạm dừng sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương rất lớn hiện nay của người dân. Đây cũng là nỗ lực “tự mình vượt khó” của Vietnam Airlines cũng như ngành hàng không Việt Nam trước tình hình dịch COVID-19 đang được kiểm soát tốt trong nước và tại nhiều nơi trên thế giới.

N.H

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển

TIN MỚI

Return to top