ClockThứ Hai, 26/09/2016 14:07

A Lưới “tiếp sức” mô hình rau sạch

TTH - Đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người trồng rau, UBND huyện A Lưới đã “tiếp sức” cho một số hộ dân tại các xã A Ngo, Sơn Thủy, Hồng Thủy và thị trấn xây dựng mô hình rau sạch.

Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình trồng rau rộng gần 1.500 m2 của mình, ông Trần Hữu Quảng, tổ dân phố 2 thị trấn A Lưới kể: trước đây, toàn bộ diện này này đều trồng lúa nhưng thu nhập từ lúa thấp, trong khi nhu cầu tiêu thụ rau của người dân lại cao, nên tôi chuyển dần sang trồng rau. Lúc đầu trồng những loại rau quen thuộc như xà lách, cải, ngò, hành, tía tô, mồng tơi, sau mở rộng trồng các rau củ ít có ở vùng cao A Lưới như su hào, bắp su, cà chua, các loại đậu...

Mô hình rau sạch của gia đình anh Trần Văn Lưu

Ngay từ đầu, ông Quảng không sử dụng thuốc trừ sâu cũng như phân bón hóa học trong sản xuất rau. Ông trồng luân canh nhiều loại rau củ để hạn chế sự lây lan của sâu bệnh từ vụ trước sang vụ sau, đồng thời sử dụng chế phẩm sinh học được chế biến từ hỗn hợp gừng, ớt, tỏi để phòng ngừa sâu bệnh và chỉ bón phân hữu cơ. Tiếng lành đồn xa, rau sạch của vợ chồng ông Quảng được nhiều người dân thị trấn, các quán ăn, nhà hàng uy tín trong huyện tìm đến đặt mua, thương lái cũng ưa chuộng.

Nhận thấy đây là hướng sản xuất phù hợp với điều kiện ở địa phương và nhu cầu thị trường, UBND huyện đã hỗ trợ gia đình ông Quảng 50 triệu đồng để nâng cấp mô hình rau sạch. Có vốn, gia đình ông đầu tư làm nhà lưới theo đúng quy trình sản xuất rau an toàn, hệ thống tưới nước tự động được lắp đặt kiên cố. Vườn rau của ông Quảng không bị động trước những diễn biến của thời tiết, hạn chế ánh nắng mặt trời, lượng mưa và ổn định nhiệt độ trong vườn. Có lưới bảo vệ, côn trùng khó xâm nhập, tránh được sâu bệnh gây hại... năng suất tăng 2 - 3 lần. Hiện nay, trung bình mỗi ngày, vườn rau của ông Quảng cho thu nhập từ 300 – 500 ngàn đồng.

Tương tự gia đình ông Quảng, nhiều năm nay, anh Trần Văn Lưu, thôn Diên Mai, xã A Ngo đã trồng rau sạch nhưng chỉ mang tính tự phát, manh mún. Được UBND huyện hỗ trợ kinh phí, cán bộ phòng nông nghiệp, trung tâm khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật, nên mô hình rau của anh được đầu tư quy mô hơn. Toàn bộ diện tích rau được che chắn cẩn thận bằng lưới và ni lông, nên năng suất và chất lượng rau tăng lên rõ rệt. Anh Lưu phấn khởi: “Đây là mô hình vợ chồng tôi ấp ủ từ lâu nhưng chưa có kinh phí, nay được huyện hỗ trợ, ước mơ bấy lâu đã thành hiện thực.

Đây là 2 trong 12 mô hình sản xuất rau sạch được UBND huyện A Lưới đầu tư hỗ trợ kinh phí. Qua khảo sát, hầu hết các hộ đều sử dụng vốn đúng mục và phát huy hiệu quả.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết: Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, UBND huyện A Lưới đã đầu tư 300 triệu đồng hỗ trợ các hộ nông dân sản xuất mô hình rau sạch tại các xã A Ngo, Sơn Thủy, Hồng Thủy và thị trấn A Lưới. Mô hình được triển khai trên diện tích 5.600m2, tại các hộ đã có tiền đề sản xuất rau sạch. Trước đó, A Lưới đã tổ chức cho các hộ tham quan một số mô hình trồng rau sạch trong và ngoài tỉnh. Phòng nông nghiệp, trung tâm khuyến nông đưa cán bộ kỹ thuật về trực tiếp từng hộ dân để hướng dẫn sản xuất rau theo hướng an toàn. Về lâu dài, huyện sẽ hướng người dân sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.

HẢI THUẬN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
Return to top