ClockThứ Năm, 21/02/2019 09:16

Bám đồng chăm lúa đông xuân

TTH.VN - Vụ đông xuân 2018-2019 toàn tỉnh đưa vào gieo sạ 28.687ha, trong đó: đông xuân chính vụ: 27.893ha, đông xuân muộn: 794ha.

Bứt phá từ đổi mới tư duy“Xuân trăng thơ đồng vọng”Phong Điền tổ chức tư vấn xuất khẩu lao động cho các bạn trẻ

 Tăng cường bám đồng diệt chuột, ốc bươu vàng

Hiện, trên diện tích lúa đông xuân có nhiều đối tượng gây bệnh trên lúa phát triển mạnh. Trong đó, bệnh đạo ôn lá gây nhiễm trên diện tích 357 ha (tăng 327 ha so với tuần trước) tỷ lệ bệnh 5-10%, bệnh cấp 1-3; diện tích nhiễm trung bình 5 ha tỷ lệ bệnh 10-20%, bệnh cấp 3-5, diện tích nhiễm nặng 4 ha tỷ lệ bệnh 20-40% bệnh cấp 5-7 gây cháy chòm (Vinh Xuân-Phú Vang, Đông Phú-Quảng An-Quảng Điền,...).

Chuột phá hoại trên diện tích 311 ha (tăng 11 ha so với tuần trước), trong đó diện tích nhiễm trung bình 106 ha tỷ lệ hại trên 10-20%, diện tích nhiễm nặng 15 ha tỷ lệ hại tăng 20-25%. Ốc bươu vàng có 295 ha bị nhiễm, mật độ 1-3 con/m2, nơi cao 5-7 con/m2. Các đối tượng sinh vật gây hại khác như: sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn,… gây hại mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.

Dự kiến trong thời gian tới, bệnh đạo ôn lá tiếp tục gây hại gia tăng tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh và diện phân bố trên các giống nhiễm bệnh (nếp địa phương, Xi23, JO2,...), các chân ruộng bón phân không cân đối, bón thừa đạm, cây lúa xanh tốt. Các đối tượng sinh vật gây hại như chuột, rầy các loại, sâu cuốn lá, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn,... tồn tại và phát triển gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

 Người dân bám đồng chăm lúa

Theo khuyến cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, các địa phương, HTX, người dân cần tăng cường bám đồng, theo dõi lúa sinh trưởng và phát triển. Đối với đông xuân chính vụ cần chăm sóc, tỉa dặm, bón phân thúc, điều tiết nước hợp lý giúp cây lúa phát triển khỏe. Tăng cường kiểm tra, đánh giá diễn biến bệnh đạo ôn sau khi phun trừ để chủ động chăm sóc giúp cây lúa phục hồi phát triển và chống tái nhiễm trên diện tích nhiễm bệnh đã phun trừ nhưng bệnh có xu hướng phát triển gia tăng, phun trừ trên diện tích nhiễm bệnh mới phát sinh.  Tiếp tục theo dõi chặt chẽ các sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý. Thu thập rầy lưng trắng, cây lúa nghi ngờ nhiễm bệnh lùn sọc đen để gửi giám định virus gây bệnh lùn sọc đen nhằm chỉ đạo xử lý kịp thời; tiếp tục chỉ đạo diệt chuột để hạn chế mật độ và lây lan.

Đối với lúa Đông Xuân muộn (chủ yếu ở Vinh Hà, Vinh Thái-Phú Vang) chỉ đạo tiêu nước, làm đất để gieo cấy.

Tin, ảnh: Hoàng Loan

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐỐI MẶT VỚI DỊCH ĐẬU MÙA KHỈ:
Cần rút bài học từ Covid-19

Khi đại dịch COVID-19 vừa kết thúc, với sự xuất hiện của một chủng virus mới, được biết đến là virus Mpox gây bệnh đậu mùa khỉ, cảnh báo về việc căn bệnh này đã và đang nghiêm trọng hơn ở châu Phi cũng như lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới, sẽ giành được nhiều sự chú ý hơn.

Cần rút bài học từ Covid-19
Xử lý kịp thời ca bệnh sốt xuất huyết, ngăn muỗi sinh sôi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 900 ca bệnh sốt xuất huyết, có tuần ghi nhận đạt đỉnh 70 trường hợp dương tính với sốt xuất huyết Dengue. Ngành y tế tỉnh nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp truyền thông, tổ chức vệ sinh môi trường, nâng cao nhận thức cho người dân…

Xử lý kịp thời ca bệnh sốt xuất huyết, ngăn muỗi sinh sôi
TP. Huế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè, không để dịch bệnh bùng phát và hạn chế tối đa số ca mắc bệnh và tử vong, UBND TP. Huế chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2024, đặc biệt là sốt xuất huyết và các bệnh dự phòng bằng vắc xin.

TP Huế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè
Return to top