ClockThứ Ba, 06/04/2021 07:45

Bình Tiến gỡ khó để phát triển

TTH - Xã Bình Tiến (TX.Hương Trà) có hơn 5.900 nhân khẩu, sinh sống tại 10 thôn, diện tích trải rộng trên 140km2. Sau hơn một năm sáp nhập, hiện Bình Tiến không còn nhà tạm, hộ nghèo giảm còn 3,2% và đời sống người dân đang từng bước đi lên.

HĐND xã Bình Tiến tổ chức kỳ họp lần thứ nhấtCông bố quyết định thành lập Đảng bộ xã Bình Tiến

Xã Bình Tiến phấn đấu để đạt chuẩn nông thôn mới

Nắm bắt tâm tư

Xã Bình Tiến được sáp nhập từ xã Hồng Tiến và xã Bình Điền. Trước khi sáp nhập, về kinh tế, xã Hồng Tiến phần lớn dựa vào trồng rừng, chăn nuôi nhỏ lẻ; Bình Điền lại có mô hình phát triển đa dạng: dịch vụ - du lịch, ngành nghề, vận tải, chăn nuôi… Khác biệt về cơ cấu kinh tế, văn hoá - xã hội và các tập quán truyền thống phần nào ảnh hưởng đến quá trình xây dựng xã mới.

Một cái khó khác là vấn đề sắp xếp bộ máy địa phương sau sáp nhập. Chủ tịch UBND xã Bình Tiến, ông Nguyễn Trung Kiên chia sẻ: Trước đây, cán bộ dôi dư khá nhiều. Sau sáp nhập, xã có 8 lãnh đạo, cán bộ phải tinh giản biên chế, nghỉ hưu trước thời hạn; chuyển công tác 3 người. Hiện, địa phương còn dư 3 cán bộ và đang tìm cách sắp xếp công việc phù hợp. Chúng tôi động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho anh em trên tinh thần bàn bạc tập thể để tháo gỡ cũng như tính toán phương án sắp xếp, sớm ổn định công tác, đảm bảo an sinh xã hội.

“Thực tế, khi hai đơn vị nhập một, bà con Hồng Tiến được quan tâm nhiều hơn, từ các chế độ chính sách đến hỗ trợ của các chương trình. Quan điểm của Đảng uỷ, chính quyền địa phương là ưu tiên bà con đồng bào dân tộc thiểu số trước, chủ yếu tập trung ở xã Hồng Tiến cũ”, Bí thư Đảng uỷ xã Bình Tiến Hoàng Trọng Chiến cho hay.

Không chỉ tuyên truyền, vận động, lãnh đạo xã tăng cường tiếp xúc, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, kịp thời tháo gỡ khó khăn. Thôn nào có vấn đề “tư tưởng”, Bí thư Đảng ủy xã đều đến giải quyết ngay; nhờ đó, đã đáp ứng phần lớn mong đợi của bà con. Đến nay, ý thức trách nhiệm, sự đồng thuận của người dân rất cao. Người dân chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách, tham gia hội họp đông đủ.

Ông Nguyễn Văn Cao, cán bộ hưu trí xã Hồng Tiến nhìn nhận: Trước đây, nghe tin xã sáp nhập, bà con mừng nhưng vẫn lo. Lo vì Hồng Tiến là xã đặc thù, khi nhập với Bình Điền, có giữ được truyền thống của xã Anh hùng. Lo các phong tục tập quán, yếu tố lịch sử của mỗi địa phương có mai một? Nhưng nay, chúng tôi yên tâm, tin tưởng Hồng Tiến sẽ có điều kiện vươn mình.

Đến thời điểm này, còn một số bà con chưa thoả mãn, xã tiếp tục làm công tác tuyên truyền. “Chúng tôi xác định, thay đổi tư tưởng không thể trong ngày một ngày hai, nhất là một số cá nhân lớn tuổi. Điều này cần sự thể hiện trong mỗi việc làm của lãnh đạo xã, nói là làm, có vậy, bà con mới tin tưởng”, người đứng đầu UBND xã khẳng định.

Động lực mới cho phát triển

Địa phương phấn đấu giúp đỡ những hộ thoát nghèo không để tái nghèo bằng cách ưu tiên các chương trình, dự án hỗ trợ cho những đối tượng này. Cụ thể, xã xây dựng phương án cho thuê đất với giá 0 đồng cho những hộ nghèo, khó khăn, bà con dân tộc thiểu số nhằm giúp họ phát triển kinh tế.

“Trước đó, các tổ chức như lâm trường, Ban quản lý rừng đầu nguồn sông Hương, Ban quản lý rừng đầu nguồn sông Bồ đã giao một số diện tích đất cho xã (một số có quyết định, một số chưa) nên chúng tôi đang chờ tỉnh có quyết định thu hồi, giao đất cho thị xã, thị xã mới giao về địa phương. Dự kiến, tổng diện tích đất từ các lâm trường giao cho Bình Tiến quản lý khoảng hơn 410 ha”, ông Kiên thông tin.

Hiện, địa phương triển khai xây dựng đề án, thuê đơn vị tư vấn để đo đạc, kiểm tra diện tích đất thực tế, thành lập đoàn công tác làm việc với các đơn vị có đất rừng liên quan. Xã cũng tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội, các công trình hạ tầng thiết yếu, nâng cấp hệ thống giao thông, nâng chất về chợ, thuỷ lợi, trạm y tế, điện, nước sạch. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị sản xuất, hỗ trợ thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích xây dựng các trang trại nuôi trồng quy mô, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả.

Thời gian tới, cấp uỷ, chính quyền xã tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo để phát huy hiệu qủa bộ máy. Tuyên truyền đội ngũ cán bộ, công chức nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Phát huy hiệu quả các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

“Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng tôi tin tưởng đời sống kinh tế của Bình Tiến sẽ có những bước phát triển xứng với vai trò, vị thế là trung tâm của vùng gò đồi Hương Trà”, Bí thư Đảng uỷ xã Bình Tiến nói.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Return to top