ClockThứ Năm, 15/09/2022 07:08

Bưởi da xanh - Hướng đi mới của người dân Phong Xuân

TTH - Cải tạo vườn tạp, đưa cây trồng có múi, đặc biệt là cây bưởi da xanh (BDX) vào trồng từ năm 2014 đến nay đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Đây là hướng đi mới được người dân Phong Xuân (Phong Điền) triển khai nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.

Tiếp tục kêu gọi giải cứu gà và bưởi da xanh cho nông dân Phong ĐiềnLiên kết sản xuất, tiêu thụ bưởi da xanh

Hướng dẫn người dân chăm sóc bưởi da xanh

Hiệu quả thiết thực

Đưa vào trồng từ năm 2016 với 50 gốc BDX, đến nay, vườn của ông Trương Văn Phúc (thôn Cổ Xuân – Quảng Lộc, xã Phong Xuân) đã có 200 cây; trong đó, hơn một nửa đã cho trái. Thời cao điểm, vườn BDX của ông cho thu nhập từ 70 đến 100 triệu đồng/vụ.

Ông Phúc bộc bạch, trước đây, vườn của ông chỉ trồng khoai, sắn, keo, tràm… thu nhập chẳng đáng là bao. Năm 2016, được sự hỗ trợ của xã Phong Xuân về giống, phân bón, ông đã tham gia cải tạo vườn tạp, trồng BDX. Theo ông Phúc, BDX là cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, đất đai vùng gò đồi Phong Xuân cho thu nhập ổn định, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các cây trồng khác. Sau 2 năm ảnh hưởng dịch bệnh và năm 2022 ảnh hưởng của 2 đợt rét vào thời điểm BDX ra hoa, bị mất mùa và khó khăn trong tiêu thụ, nhưng cây BDX vẫn cho gia đình ông thu nhập ổn định. Để vườn cây phát triển, năm 2021, ông đầu tư thêm hệ thống tưới nước với tổng kinh phí khoảng 25 triệu đồng.

Cũng như ông Phúc, năm 2016, ông Lê Văn Nhật, thôn Cổ Xuân - Quảng Lộc cải tạo vườn tạp trên diện tích 5 sào, trồng 50 gốc BDX. Sau 3 năm, vườn BDX của ông ra trái bói và cho thu nhập. Năm 2022, với giá 30 đến 35 ngàn đồng/kg (giá tại vườn), đợt đầu ông đã bán được 15 triệu đồng và sẽ cho thu hoạch đến tháng 10 âm lịch. Theo ông Nhật, trồng BDX tốn nhiều công chăm sóc mấy năm đầu, những năm sau ít hơn, nhưng cho thu nhập ổn định trong thời gian dài.

Hiệu quả cây BDX mang lại rất thiết thực. 1 cây BDX cho từ 30 đến 50 quả, cây nhiều có thể lên cả trăm quả. Trung bình mỗi quả từ 1,5kg đến 2,5kg và thu hoạch từ rằm tháng 7 đến rằm tháng 10 âm lịch. Với giá bán hiện tại, 30 đến 35 ngàn đồng/kg, mỗi cây có thể cho thu nhập từ 2 đến 6 triệu đồng, cao hơn hẳn các cây trồng khác.

Hướng đến xây dựng thương hiệu

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, cán bộ nông nghiệp xã Phong Xuân, từ năm 2014 đến năm 2016, xã Phong Xuân có chủ trương vận động, tuyên truyên người dân cải tạo vườn tạp, trồng BDX; trong đó, hỗ trợ cho người dân 50% tiền giống và 30% tiền vật tư phân bón. Nhờ vậy, nhiều vườn tạp đã được thay thế bằng những vườn cây trái BDX xanh mướt. Nếu năm 2014, Phong Xuân chỉ có 14 hộ dân trồng 0,7ha BDX thì đến nay đã có khoảng 600 hộ trồng trên 100 ha BDX, trong đó có khoảng 35ha đã cho thu hoạch.

Theo người dân, BDX là cây trồng dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, phù hợp điều kiện kinh tế địa phương. Tuy nhiên, sau 2 năm dịch bệnh, sản phẩm cây trồng này chưa có đầu ra ổn định. Riêng năm 2021, Hội Nông dân huyện Phong Điền đã phải kêu gọi giải cứu. Vì vậy, người dân mong chờ các cấp, các ngành tìm đầu ra cho sản phẩm để yên tâm sản xuất.

Ông Nguyễn Bá Lành, Chủ tịch UBND xã Phong Xuân khẳng định: Cây có múi nói chung và cây BDX nói riêng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và bền vững. Mỗi ha có thể trồng 240 cây BDX, sản lượng ước đạt 9 đến 10 tấn quả/vụ. Do hợp với thổ nhưỡng nên BDX có vị thanh, ngọt như thanh trà Thủy Biều và có thể cất giữ lâu được người dân, du khách rất ưa chuộng. Hiện nay, UBND xã đang liên kết với Công ty TNHH Hữu cơ Huế Việt để tiêu thụ sản phẩm cho bà con. Thời gian tới, xã sẽ tổ chức thành lập HTX, tổ hợp tác BDX để tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm; đồng thời xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu BDX Phong Xuân nhằm mở rộng thị trường cho sản phẩm này.

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 22/11, tại thị trấn Phú Đa (Phú Vang), Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo- Người tàn tật vàTrẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng phối hợp Hội Người khuyết tật- Bảo trợ người khuyết tật & trẻ mồ côi Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình trao quà hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 6,với tổng trị giá gần 127 triệu đồng.

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hướng đến nền y tế hiện đại, tăng sự hài lòng của người dân

Trong xu thế đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Y tế đầu tư xây dựng Trung tâm Điều hành y tế thông minh (YTTM) nhằm phục vụ cho việc hoạch định chính sách, quản lý điều hành, phòng, chống dịch bệnh, giúp người dân nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. PGS.TS. Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế đã trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế về vấn đề này.

Hướng đến nền y tế hiện đại, tăng sự hài lòng của người dân
​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức chương trình “Tầm soát miễn phí đái tháo đường cho người dân toàn tỉnh”.

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân
Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục

Thông tin trên được Văn phòng UBND huyện Phong Điền cho biết vào ngày 7/11, khi lãnh đạo huyện vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Kinh phí đầu tư dự án (DA) này là 1,695 triệu đồng, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động khác.

Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục
Hướng đi phù hợp của Hương Thủy

Là cửa ngõ phía nam của TP. Huế, TX. Hương Thủy có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) và thương mại. Sự đầu tư và chuyển biến thời gian qua cho thấy, thị xã đã có hướng đi phù hợp với tiềm năng, lợi thế này.

Hướng đi phù hợp của Hương Thủy
Return to top