ClockThứ Năm, 25/12/2014 16:40

Chăm “đầu cơ nghiệp” trong mùa rét

TTH - Mưa rét đang diễn biến phức tạp, công tác phòng chống đột quỵ cho gia súc đang được các địa phương và người dân quan tâm.

Chuẩn bị rơm làm thức ăn đầy đủ trong mùa mưa rét

Rét đậm rét hại xảy ra trong các năm 2007-2008 làm hàng ngàn con gia súc bị chết và đột quỵ gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng là bài học lớn trong công tác phòng chống đói rét cho gia súc, gia cầm. Hai huyện có lượng gia súc chết nhiều nhất là A Lưới và Phong Điền. Các địa phương xác định nguyên nhân chính là do người dân chủ quan trong dự trữ nguồn thức ăn, chăn nuôi thả rông trên các sườn đồi, cánh rừng khi thời tiết rét buốt. Có nhiều trường hợp trâu, bò chết mấy ngày trong rừng người dân mới phát hiện, hoặc khi phát hiện gia súc đột quỵ thì đã quá muộn...

Mấy năm gần đây, nhờ công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, người dân chủ động hơn trong công tác phòng chống nên hạn chế gia súc chết rét. Ngay từ đầu mùa lạnh, ngành thú y và các địa phương tổ chức tuyên truyền trên đài truyền thanh xã, phát tờ rơi đến tận các hộ dân chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói rét cho trâu bò.

Nuôi bò nhốt chuồng trú rét

Ngoài đàn trâu, bò, ngành thú y cũng yêu cầu các hộ nuôi phải che chắn chuồng nuôi lợn đủ ấm và tăng cường nguồn thức ăn tinh bột, dinh dưỡng đảm bảo sức đề kháng. Cán bộ thú y tổ chức tiêm vắc xin lở mồm long móng, tai xanh cho đàn lợn; yêu cầu các hộ chủ động dự trữ hóa chất, vôi để tiêu độc khử trùng, xử lý kịp thời, hiệu quả khi có dấu hiệu xảy ra dịch bệnh. Khi phát hiện dịch bệnh trên đàn gia súc, các hộ nuôi phải báo ngay đến cơ quan thú y, chính quyền địa phương để có hướng xử lý, dập dịch.

Sau mỗi vụ thu hoạch, ông đến các đồng ruộng thu gom rơm rạ về chất thành đống dự trữ làm thức ăn cho trâu. Chuồng trại được sửa chữa, che kín bằng tấm bạt, ni lông, quanh chuồng trại trồng thêm tre chắn gió. Khi có dấu hiệu mưa rét, ông lùa đàn trâu về nhốt chuồng và tăng cường thức ăn tinh bột, cho uống nước ấm... Ông Quý tự tin: “Mấy chục năm chăn nuôi, chưa bao giờ tôi để trâu đói, đột quỵ hay chết rét”.

Chủ tịch UBND xã Phong An - Hồ Đôn cho biết, địa phương có hàng trăm hộ chăn nuôi trâu, bò khoảng 500 con. Ngay từ đầu mùa mưa lạnh, lực lượng thú y phối hợp với các trưởng thôn, chi hội các đoàn thể về tận các hộ nuôi để tuyên truyền, vận động công tác phòng chống đói rét cho gia súc. Các hộ có chuồng trại chưa đảm bảo kín gió, cán bộ thú y yêu cầu người dân sửa chữa, che chắn kịp thời. Trong chuồng trại phải có đầy đủ thức ăn, như rơm khô, cỏ tươi, cỏ khô, thức ăn tinh... “Lãnh đạo chính quyền địa phương cũng thường xuyên kiểm tra trên những cánh đồng, yêu cầu các hộ đưa trâu, bò về nhốt chuồng trong mùa mưa rét. Cán bộ thú y kiểm tra và tiêm vắc xin phòng chống dịch bệnh kịp thời cho số gia súc chưa được tiêm”, ông Đôn chia sẻ.

Tại huyện Quảng Điền, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nguyễn Ngọc Tiến thông tin, toàn huyện có gần 2.000 con trâu và 1.650 con bò, chủ yếu nuôi thương phẩm. Người dân ý thức cao trong phòng chống đói rét, bảo vệ đàn gia súc. Mấy năm gần đây, mưa lạnh diễn biến phức tạp nhưng trên địa bàn chưa để xảy ra tình trạng trâu, bò chết rét. Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp và người dân vẫn không chủ quan. Qua kiểm tra tại các địa phương, hầu hết các hộ nuôi đều chấp hành tốt việc dự trữ thức ăn sửa chữa chuồng trại giữ ấm cho trâu bò.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết, tính đến cuối năm 2014, tổng đàn trâu, bò toàn tỉnh gần 43 ngàn con. Bảo vệ đàn gia súc mùa mưa lạnh đang được ngành thú y và các địa phương triển khai một cách nghiêm túc. Lo nhất là huyện miền núi A Lưới và một số địa phương vùng gò đồi, một bộ phận hộ đồng bào dân tộc thiểu số hay nên chủ quan trong công tác phòng chống đói rét. Phương thức chăn nuôi thả rông, thả núi vẫn còn chưa vận động hiệu quả nên nguy cơ gia súc đột quỵ, chết rét rất cao. Lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh đã kiểm tra, phối hợp với các địa phương, yêu cầu người dân triển khai nghiêm túc các biện pháp phòng chống đói rét. Lượng thức ăn mỗi con gia súc phải đảm bảo từ 5-7kg rơm, rạ/ngày. Trong điều kiện rét đậm rét hại phải sử dụng chăn mền và đốt lửa sưởi ấm cho gia súc. Trường hợp không chấp hành quy định để gia súc chết rét, đột quỵ sẽ không được hỗ trợ theo chính sách của Nhà nước.

Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghiên cứu nâng cao dung tích phòng lũ của các hồ chứa

Sáng 10/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023, triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm 2024.

Nghiên cứu nâng cao dung tích phòng lũ của các hồ chứa
Thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó

Cùng với đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa đông xuân, ngành nông nghiệp tỉnh yêu cầu các địa phương, người dân khẩn trương làm đất, gieo cấy lúa hè thu đảm bảo kịp thời ứng phó mưa lũ có thể đến sớm trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường.

Thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó
Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1.300 ha lúa ngã, đổ

Các địa phương đã kiểm tra hiện trường, tổ chức nắm tình hình, thống kê thiệt hại để có phương án khắc phục hậu quả do giông lốc và hướng dẫn người dân có diện tích lúa bị đổ ngã thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiệt hại.

Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1 300 ha lúa ngã, đổ
Return to top