ClockThứ Ba, 03/01/2023 14:06

Cùng nguồn vốn tín dụng xóa nhà tạm ở Hồng Kim

TTH - Ngoài huy động nguồn lực từ hoạt động tín dụng chính sách để phát triển kinh tế, xã Hồng Kim, huyện A Lưới còn tận dụng khá tốt nguồn vốn ưu đãi này thúc đẩy xóa nhà tạm cho các hộ đồng bào.

Phát huy hiệu quả điểm giao dịch xãVươn lên nhờ tín dụng chính sách“Phất” lên nhờ nguồn vốn tín dụng

Hỗ trợ nhà ở cho đồng bào

Không chỉ hỗ trợ vốn vay ưu đãi giúp đồng bào phát triển kinh tế. Mới đây, các xã vùng cao A Lưới, trong đó có Hồng Kim có cơ hội được tiếp cận vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở từ chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ 2021-2030, giai đoạn 1 từ 2021- 2025” (NĐ28). Đối tượng được cho vay hỗ trợ nhà ở là hộ nghèo dân tộc thiểu số; hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số - miền núi. Với mức cho vay tối đa 40 triệu đồng/hộ, thời hạn cho vay không quá 15 năm, lãi suất 3%/năm. Nguồn vốn ưu đãi này đã trao thêm cơ hội an cư cho đồng bào ở Hồng Kim.

Là một trong những hộ may mắn được hỗ trợ từ chương trình trong năm 2022, gia đình anh Hồ Văn Thứ, người đồng bào dân tộc Pa Cô, thôn A Tia 1 vui mừng khi căn nhà mới của gia đình sắp hoàn thiện. Phấn đấu tết năm nay, gia đình anh có thể đón Tết cổ truyền trong ngôi nhà mới được xây dựng chắc chắn.

Theo anh Thứ, căn nhà trước đây vốn không kiên cố lại bị ảnh hưởng bởi mùa mưa bão năm 2021 nên hư hỏng nặng. Tuy nhiên do không có vốn nên gia đình chưa có cơ hội đầu tư. Mới đây được sự hỗ trợ của Nhà nước 40 triệu đồng và nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới 40 triệu đồng, anh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà ở với tổng chi phí dự kiến 120 triệu đồng.

Hiện căn nhà của gia đình đã gần hoàn thành phần thô và đang trong quá trình hoàn thiện các công đoạn còn lại. Dự kiến, căn nhà của gia đình anh Thứ sẽ đưa vào sử dụng vào đầu tháng 1/2023 (trước Tết Nguyên đán).

Anh Thứ phấn khởi, đầu tư xong căn nhà này thì mưa to, gió lớn cũng không còn phải lo lắng nữa. Chúng tôi rất biết ơn chính sách của Đảng, Nhà nước đã quan tâm đến người dân vùng sâu, vùng xa như chúng tôi. Đây là động lực lớn giúp chúng tôi yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế.

Không riêng gì anh Thứ, tại xã Hồng Kim đang có 34 hộ nhận được hỗ trợ từ chương trình này và hầu hết đều đã khởi công và đã đảm bảo hoàn thành hơn 50% tiến độ xây dựng. Những căn nhà này đều được xây dựng theo định mức nhà cấp 4 đảm bảo 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng).

Ông Hồ Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Kim bộc bạch, Hồng Kim là một xã đặc biệt khó khăn nên điều kiện sống của người dân cũng rất hạn chế. Tỷ lệ nhà tạm, nhà không kiên cố chiếm tỷ lệ khá cao. Ngoài ra, do địa bàn vùng đồi núi, giao thông không mấy thuận tiện nên trong quá trình xây dựng nhà ở cho bà con gặp rất nhiều khó khăn. Việc vận chuyển vật liệu xây dựng, đặc biệt thời điểm hỗ trợ lại đúng mùa mưa nên tiến độ thi công cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, xác định được trách nhiệm, ý nghĩa nhân văn của công trình, đồng thời để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư hỗ trợ nhà ở theo NĐ28, lãnh đạo xã đã phân công từng cán bộ, lãnh đạo xã bám sát từng hộ dân để đốc thúc tiến độ, nắm bắt những khó khăn trong quá trình đầu tư xây dựng để hỗ trợ kịp thời. Xã cũng yêu cầu các hộ dân tranh thủ thời tiết tạnh ráo để đẩy nhanh tiến độ, cam kết hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng trước tết, tạo không khí vui tươi cho người dân vui tết đón xuân.

Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Nam Đông đã mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, không ngừng vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

TIN MỚI

Return to top