ClockThứ Năm, 27/12/2018 19:19

Đánh giá kết quả mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp

TTH.VN - Chiều 27/12, Sở Công thương tổ chức hội nghị tổng kết dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết giữa Doanh nghiệp - HTX/Hộ kinh doanh - Nông dân tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp.

Kết nối cung - cầu là khâu yếu nhất trong chuỗi liên kết nông sảnGắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Dự án gồm 2 mô hình thí điểm tiêu thụ sản phẩm lúa hữu cơ và lợn hữu cơ, kết hợp cung ứng vật tư nông nghiệp. Trong đó, mô hình tập trung tiêu thụ sản phẩm lúa hữu cơ và cung ứng vật tư nông nghiệp được xây dựng theo hình thức liên kết ba bên: Doanh nghiệp - HTX - Nông dân với chủ thể mô hình là Công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ Quế Lâm, HTX Nông nghiệp Phú Lương 1 (Phú Vang) và khoảng 500 hộ nông dân là thành viên của HTX Nông nghiệp Phú Lương 1, thực hiện trên quy mô diện tích 500ha.

Các bên tham gia đánh giá cao hiệu quả tham gia mô hình 

Ngoài đào tạo và tập huấn kỹ thuật, doanh nghiệp và HTX đã cung ứng trực tiếp cho bà con xã viên của HTX 50 tấn giống các loại, 750 tấn vật tư đầu vào; đồng thời đã thu mua được 650 tấn lúa hữu cơ đạt giá trị trên 5,5 tỷ đồng với giá thu mua cao hơn giá thị trường từ 20-25%.

Dự án tiêu thụ sản phẩm thịt lợn hữu cơ và cung ứng vật tư nông nghiệp được xây dựng theo mô hình liên kết không tập trung giữa ba bên, với chủ thể là Công ty TNHH MTV nông nghiệp Organic Quế Lâm, hộ kinh doanh ở xã Thủy Phù (TX. Hương Thủy) và các hộ chăn nuôi của một số xã ở huyện Phú Vang, TX. Hương Thủy. Sản lượng doanh nghiệp thu mua trong năm 2018 đạt 450 con (95kg/con) lợn được nuôi theo phương pháp hữu cơ

Việc thực hiện mô hình liên kết ba bên tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp đã đem lại chất lượng sản phẩm và giá thành cao hơn, nâng cao hiệu suất canh tác, giúp bao tiêu sản phẩm ổn định cho các hộ nông dân. Trên cơ sở kết quả đánh giá những mặt được, tồn tại, trong năm 2019, Sở Công thương tiếp tục mở rộng dự án, đồng thời mở rộng mô hình liên kết ra các sản phẩm nông sản khác ở các địa phương.

                                                                             Tin, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp

Không ngừng học hỏi và đổi mới cách làm, Ngô Thị Tuyết, cô gái 9X ở xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy) đã biến những phụ phẩm nông nghiệp của quê hương thành sản phẩm dầu gội chất lượng.

“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp
Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm

Với điều kiện thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng và khí hậu đặc trưng của vùng núi A Lưới, xã Quảng Nhâm đã được chọn là một trong những địa bàn trọng tâm để phát triển vùng trồng dược liệu. Trong tổng diện tích 210ha của dự án tại huyện, xã Quảng Nhâm chiếm 60ha, trong đó cây gấc đóng vai trò chủ lực.

Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm
Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

TIN MỚI

Return to top