ClockThứ Năm, 20/04/2023 18:23

Đầu tư trang thiết bị cho lực lượng phòng chống thiên tai cấp xã

TTH.VN - Chiều 20/4, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tổ chức chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023.

Các phần mềm giúp vận hành các hồ chứa nước, giám sát mưa lũThành phố Huế triển khai công tác phòng chống thiên tai năm 2023Không chủ quan với biển động, triều cường

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về PCTT, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN chủ trì hội nghị.

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT, năm 2022 ở nước ta, thiên tai xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật ngay từ đầu năm và trên các vùng miền cả nước. Trong năm 2022, thiên tai đã làm 175 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế ước tính 19.500 tỷ đồng.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại hạn chế, nguyên nhân và đề ra những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Trong đó chỉ rõ, công tác PCTT tại các địa phương còn một số bất cập trong việc chưa chủ động các kịch bản ứng phó; công tác “4 tại chỗ”, tập huấn ứng phó thiên tai còn hình thức; nhận thức người dân, cán bộ còn hạn chế và nguồn lực khắc phục thiên tai còn khó khăn, chậm dẫn đến giảm hiệu quả đầu tư.

Tại Thừa Thiên Huế, trong năm 2022, số lượng các đợt mưa lớn diện rộng xấp xỉ và nhiều hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN), trong đó có 10 đợt mưa lớn diện rộng và 2 đợt mưa lớn cục bộ. Lũ lụt cũng ở mức cao hơn so với TBNN về số lượng, cấp độ lũ. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai năm 2022 trên địa bàn tỉnh khoảng 1.440 tỷ đồng.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đề xuất UBND tỉnh đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN nghiên cứu ban hành quy định liên quan đến định mức kinh tế- kỹ thuật, bố trí kinh phí đối với công tác khảo sát, lập phương án, kế hoạch PCTT.

leftcenterrightdel
 Trồng rừng ngập mặn ở TP. Huế

Xây dựng chương trình nâng cao năng lực, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất tại văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, nhất là đầu tư trang thiết bị cho lực lượng xung kích PCTT cấp xã.

Đề nghị Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT, tiếp tục hỗ trợ phương tiện, vật tư cho các lực lượng quân đội, công an, các đơn vị và địa phương nhằm chủ động ứng cứu tại chỗ khi thiên tai xảy ra.

Nghiên cứu, bổ sung cơ chế chính sách đặc thù, quy định về chế độ bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia hoạt động ứng phó với sự cố thiên tai, TKCN và lực lượng làm nhiệm vụ thường trực PCTT & TKCN.

Năm 2023, để chủ động ứng phó với thiên tai, các cơ quan, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh sẽ tập trung đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ, nâng cao năng lực văn phòng thường trực ban chỉ huy cấp tỉnh, huyện, xã. Triển khai thực hiện bộ chỉ số đánh giá công tác PCTT cấp tỉnh; phong trào thi đua “Chủ động PCTT, xây dựng cộng đồng an toàn” giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, tăng cường hoạt động thông tin truyền thông, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai phổ biến bằng nhiều hình thức, bảo đảm thông tin về thiên tai đến được người dân tại khu vực chịu ảnh hưởng. 

Tin, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Tổ chức lễ khởi công, động thổ chuyên nghiệp toàn quốc

Với phong tục tập quán của người phương Đông, trước khi tiến hành xây cất, gia chủ cần làm một nghi thức tâm linh để cầu mong may mắn, thuận lợi. Ngày nay, nghi thức này được gọi là lễ động thổ, lễ khởi công. Lễ động thổ là nghi thức thờ cúng thần linh, thổ địa và gia tiên để thông báo tiến hành các hoạt động xây dựng trên mảnh đất đó. Lễ khởi công là một buổi lễ nhằm đánh dấu thời điểm bắt đầu hoạt động xây dựng công trình. Cả hai nghi thức này đều rất quan trọng trong xây dựng và được gia chủ, doanh nghiệp, chủ đầu tư chú trọng.

Tổ chức lễ khởi công, động thổ chuyên nghiệp toàn quốc
Bồi dưỡng nghiệp vụ tôn giáo cho 200 đại biểu

Ngày 21/6, UBND huyện A Lưới phối hợp với Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ, tổ chức Hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo năm 2024.

Bồi dưỡng nghiệp vụ tôn giáo cho 200 đại biểu
Toàn quốc có 1.071.393 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Sáng 20/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Văn Thưởng. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại UBND tỉnh với sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh.

Toàn quốc có 1 071 393 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu liên quan đến Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Sáng 19/6, Thành ủy Huế tổ chức hội nghị Thành ủy lần thứ 13 (mở rộng) để quán triệt các văn bản mới của Trung ương và tỉnh; thông qua các nội dung quan trọng liên quan đến việc rà soát, đánh giá các chỉ tiêu, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 và chú trọng việc hoàn thành các chỉ tiêu có liên quan đến Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương.

Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu liên quan đến Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn kiện dự án “Phát triển năng lực địa phương”

Sáng 19/6, UBND tỉnh tổ chức buổi họp để nghe báo cáo xây dựng văn kiện dự án “Phát triển năng lực địa phương” (LCD) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAD) tài trợ và Học viện chính sách và Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (APD) làm chủ dự án. UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp.

Xây dựng văn kiện dự án “Phát triển năng lực địa phương”

TIN MỚI

Return to top