ClockThứ Hai, 27/08/2018 13:00

Diện mạo mới của kinh tế vùng đồi

TTH - 5 xã vùng đồi (Hồng Tiến, Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình và Hương Thọ) với tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn vùng gần 23 ngàn ha, chiếm hơn 76% diện tích đất lâm nghiệp toàn thị xã là một trong những thế mạnh kinh tế của Hương Trà.

Lập nghiệp trên vùng đất khóGiống lúa mới cho vùng đất phèn

Chăn nuôi gia súc là một trong những thế mạnh của Hương Bình

Khẳng định hiệu qủa

Phát triển kinh tế từ trồng rừng và cây cao su là mục tiêu chung của đảng bộ, chính quyền các xã vùng gò đồi Hương Trà. Thực tế cho thấy, đây là hướng đi tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu của người dân trên địa bàn.

Tại xã Hương Bình, những vùng đồi khô cằn sau chiến tranh nay màu xanh của rừng bao phủ toàn bộ vùng đồi trọc. Nguồn lợi từ rừng và cao su, cây ăn quả và chăn nuôi làm thay đổi diện mạo của vùng kinh tế mới này. Hiện, Hương Bình có 674/824 ha cao su đang kỳ khai thác và mục tiêu của địa phương là xây dựng vùng chuyên canh cây cao su với diện tích ổn định 1.000 ha; trên 763 ha rừng kinh tế, gần 50 ha cây ăn quả cho giá trị cao, đàn gia súc với hàng ngàn con... "Kinh tế xã hội địa phương có những chuyển biến rõ nét, cơ sở hạ tầng nông thôn dần được nâng cấp và cải thiện. Mức sống của người dân được nâng cao”, Bí thư Đảng ủy xã Hương Bình, ông Phan Hữu Tuế hồ hởi khi đề cập đến sự phát triển của xã.

Cùng với Hương Bình, Hương Thọ cũng có sự đổi thay nhờ phát huy tiềm năng, lợi thế của xã vùng đồi. Có dịp trở lại Hương Thọ, mới thấy sự trở mình của xã vùng núi khó khăn này. Trên các tuyến đường dọc theo chiều dài của xã và các con đường liên thôn, xóm, nhà cửa mọc lên san sát xen giữa không gian xanh của vườn đồi, vườn rừng.

Bí thư Đảng ủy xã Hương Thọ, ông Nguyễn Tiến Giang vui mừng: Ở Hương Thọ, đến nay, có 98% trong tổng số trên 1 ngàn hộ đều đã có rừng trồng. Hộ nhiều nhất hơn 30 ha, ít nhất khoảng 0,5 ha. Xã có trên 1.100ha rừng kinh tế, 520/563 ha cao su đang “hái ra tiền” và các mỏ khai thác đá, cung cấp cho thị trường nhiều chủng loại đá xây dựng chất lượng cao. Hương Thọ còn có thế mạnh về du lịch với các di tích lăng Gia Long, Minh Mạng, điện Hòn Chén... hàng năm thu hút hàng vạn lượt khách tham quan.

Phát huy thế mạnh

Phát triển kinh tế vùng gò đồi theo hướng bền vững, hiệu quả là mục tiêu xuyên suốt của Đảng bộ, chính quyền TX. Hương Trà. Trong những năm qua, Hương Trà đã thực hiện chương trình tái cơ cấu nông nghiệp và chuyển đổi cây trồng trên vùng gò đồi, tập trung đầu tư, tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi nhằm tăng giá trị trên đơn vị diện tích, bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho người dân vùng phía Tây thị xã.

Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Trà, ông Trần Xuân Anh cho biết: Xác định vai trò kinh tế rừng trong phát triển kinh tế -xã hội vùng gò đồi, những năm qua, thị xã đã triển khai vận động và khuyến khích người dân chuyển dịch từ trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy sang trồng rừng gỗ lớn, rừng có chứng nhận FSC. Hiện, Hương Trà có 600 ha rừng đã được cấp chứng chỉ và phấn đấu đến 2020 có 2.100 ha rừng trồng gỗ lớn được cấp chứng chỉ rừng.

Bên cạnh công tác quy hoạch, sắp xếp lại các loại rừng, ngành nghề nông thôn, thị xã khuyến khích và luôn tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân đến đầu tư, khai thác có hiệu quả du lịch vùng đồi; tăng cường xúc tiến đầu tư các ngành chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất mộc dân dụng; kêu gọi đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến lâm sản công suất lớn, ứng dụng công nghệ mới vào chế biến gỗ rừng trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Theo ông Trần Xuân Anh, vốn và đất đai là những vấn đề mà người dân thường gặp phải cũng được thị xã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian tới. Cụ thể, sẽ đẩy mạnh việc giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân ổn định lâu dài để kinh doanh; đẩy nhanh lộ trình giao đất lâm nghiệp của các đơn vị lâm nghiệp Nhà nước trên địa bàn để cấp kịp thời cho người dân trồng rừng; có cơ chế chính sách vay vốn hỗ trợ lãi suất cho người dân đầu tư, quan tâm nguồn vốn ưu đãi để hỗ trợ cho chương trình phát triển kinh tế gò đồi và gắn việc trồng rừng mới, trồng cây lâu năm với việc khôi phục, bảo vệ và chăm sóc rừng, giữ vững môi trường sinh thái, tăng độ che phủ rừng.

Hiện, toàn vùng gò đồi Hương Trà  có gần 13.000 ha rừng trồng, hơn 2.000/2.300 ha cao su cho khai thác mủ với sản lượng mủ tươi khoảng 6 ngàn tấn/năm. Ngoài tiềm năng lợi thế trong sản xuất nông lâm nghiệp, các xã vùng đồi còn có tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện Bình Điền, Khe Đầy (Bình Thành) và phát triển các ngành công nghiệp- TTCN, kinh doanh dịch vụ thương mại dọc QL 49, tỉnh lộ 16.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Chung sức kiến tạo diện mạo nông thôn

Trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, phong trào hiến đất làm đường, chỉnh trang khu dân cư đã trở thành điểm nhấn, góp phần tạo diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại.

Chung sức kiến tạo diện mạo nông thôn
Return to top