ClockChủ Nhật, 15/10/2023 14:59

Đội mưa chăm cá lồng ngày lũ

TTH.VN - Mưa lớn kéo dài, các vùng thấp trũng vẫn còn ngập, nước thượng nguồn đổ về khiến sông Hương sông Bồ chuyển màu. Ngày 15/10, hàng ngàn hộ dân vẫn tất bật giằng néo, chăm cá lồng dưới làn mưa lạnh nhằm bảo vệ thành quả lao động và công sức đầu tư.

Đường ngập, di dời nhiều hộ dân trong đêmCảnh báo ngập sâu vùng thấp trũngXuất hiện các đợt mưa phổ biến từ 300-500mmQuảng Điền có 2 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng caoNâng cấp đê bao phục vụ sản xuất

 Cá lồng hai bên bờ sông Bồ trong mưa lũ

Nắm trước thời tiết diễn biến phức tạp, ven sông Hương, sông Bồ, các lồng cá đã được giằng néo, giăng lưới sắt, rọ… Tuy nhiên, nước bạc dài ngày cộng với nỗi lo nước dâng chảy mạnh sẽ ảnh hưởng đến cá nuôi nên người dân vẫn bám lồng, thăm cá dày hơn ngày thường.

Ông Phạm Văn Hào, ở thôn Giáp Kiền, Hương Toàn, Hương Trà nuôi 500 cá trắm phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Hiện, cá đạt trọng lượng 2,5-3kg. Ám ảnh cảnh cá chết mấy năm trước, giờ đây, chốc chốc ông lại ra thăm lồng, giằng néo thêm cho yên tâm. Ông kể: “5 năm về trước, hơn 1,5 tấn cá tới ngày thu hoạch của tôi sốc nước lũ chết toàn bộ. Lúc đó vớt lên năn nỉ người qua đường mua mỗi con 70-80.000 đồng chơ mấy. Tôi không khóc nổi, ngồi chết lặng nhìn lồng cá đến hộc cả máu vì uất ức. Cả gia tài phút chốc trôi theo nước lũ quá sốc”.  

Với người nông dân, nuôi cá lồng mang lại nguồn lợi đáng kể, nguồn thu nhập nhiều gia đình dựa cả vào nghề này. Năm nào mưa lũ họ cũng lên phương án, chuẩn bị và huy động hết thảy gia đình chung tay bảo vệ thành quả đầu tư.

Bất chấp mưa lạnh, ông Nguyễn Công Nhật ở Quảng Phú, Quảng Điền vẫn đi cắt cỏ từ 6 giờ sáng cho 500 con cá mè, cá trắm trong lồng. Tới trưa, được 2 bao cỏ, ông hối hả về hồ. “Cho bọn chúng ăn trước kẻo đói. Mình ăn trưa muộn chút cũng được. Nguồn thu năm ni trông vô hai lồng cá ni cả đó”, ông thật thà nói.

Dốc sức bám lồng chăm cá, vợ chồng ông Lê Quang Thanh – Dương Thị Thảo ở Quảng Thọ hồi hộp không kém vì nước lũ dài ngày. Mấy hôm trước, trong lượng cá đủ để xuất bán, ông Thanh gọi điện thương lái ra giá 63.000 đồng/kg. Song, chưa kịp thu cá thì trời mưa to, nước lên. Hai năm đầu tư chăm sóc, ba lồng cá trị giá hơn 100 triệu đồng khiến ông bà như ngồi trên đống lửa. Từ sáng sớm nay, hai vợ chồng ông tranh thủ cắt cỏ, đi xin chuối cây, chuối lá về làm thức ăn cầm cự cho cá. Bà Thảo chia sẻ: “Có chi cho cá ăn là nhà tui quơ hết. Trông cho nước xuống là gọi điện cho họ thu mua chơ sốt phổi quá cô chú ơi"!

Thừa Thiên Huế Online ghi lại cảnh chăm cá dưới làn mưa lạnh ngày 15/10 tại Tp. Huế, Hương Trà, Quảng Điền:

 Người dân Phú Mậu (Tp. Huế ) ăn ngủ cùng những lồng cá ngày lũ
Trầm mình dưới nước hàng giờ giằng neo lồng cá 
Dịch chuyển lồng cá về gần bờ 
 Gom lá chuối về lồng cá ngày mưa lũ

 Chuối cây cũng được tận dụng làm thức ăn

Gia cố lưới thép, rào chắn bảo vệ lồng cá 
Chăm sóc và bảo vệ lồng cá mùa lũ lụt

Tin, ảnh, clip: TUỆ-THẮNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiệt tình và trách nhiệm

Hơn 8 năm đảm nhiệm cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) xã Quảng Vinh (Quảng Điền), ông Hồ Duy Nhất luôn nhiệt tình, trách nhiệm, khắc phục khó khăn, nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nhiều năm liền, Ban CHQS xã Quảng Vinh và cá nhân ông được các cấp khen thưởng.

Nhiệt tình và trách nhiệm
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Kịp thời cứu 3 người bị đuối nước

Ngày 21/11, Thượng tá Lê Thị Hồng Nhung, Trưởng Công an huyện Quảng Điền cho biết, lực lượng Công an huyện đã kịp thời ứng cứu 3 người trong 1 gia đình bị đuối nước tại xã Quảng Vinh.

Kịp thời cứu 3 người bị đuối nước

TIN MỚI

Return to top