ClockThứ Năm, 23/12/2021 06:30

Đồng hành với nông dân vượt đại dịch COVID-19

TTH - Trong điều kiện dịch COVID-19, thời tiết khắc nghiệt, các cấp hội nông dân (HND) hỗ trợ xây dựng hàng chục mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả; hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm.

“Cứu cánh” cho gạo OCOP

Tặng thực phẩm cho nông dân gặp khó

Nhiều mô hình thiết thực

Từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (QHTND) tỉnh, các cấp HND hỗ trợ hội viên, nông dân (HVND) triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Trong đó, phải kể đến các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị được xem là hướng đi phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay.

Tại xã Vinh Mỹ (Phú Lộc), HND xây dựng mô hình nuôi cá chình thương phẩm, nuôi cá lóc đầu nhím với 15 hộ tham gia, vay vốn 800 triệu đồng. Sản phẩm sau khi thu hoạch được HND kết nối với thương lái, doanh nghiệp bao tiêu với giá ổn định.

Chủ tịch UBND xã Vinh Mỹ, ông Phan Như Ý đánh giá cao mô hình nuôi cá chình thương phẩm, cá lóc đầu nhím phù hợp với điều kiện môi trường, tiềm năng vùng đầm phá. Các đối tượng nuôi phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu sản xuất dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật của các cấp HND. Điều mà người dân quan tâm, kỳ vọng mô hình là sự liên kết, tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định.

Mô hình trồng, chăm sóc và thâm canh cây bưởi thanh trà ở xã Hương Thọ (TX. Hương Trà) có 10 hộ tham gia, vay vốn 600 triệu đồng. Các hộ đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt tạo nguồn nước, độ ẩm thường xuyên nên sản lượng và chất lượng sản phẩm cao hơn trước. Các hộ tham gia mô hình đã và đang phát triển diện tích bưởi thanh trà gắn với xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm.

Chăn nuôi trâu, bò sinh sản được triển khai tại xã Phong Chương (Phong Điền), Vinh An (Phú Vang) với 20 hộ, vay vốn 600 triệu đồng. Nuôi cá lồng ở xã Quảng Phú (Quảng Điền), Thủy Phương (TX. Hương Thủy) có 20 hộ, vay vốn 600 triệu đồng thật sự mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Trong đó mô hình nuôi cá lồng trên sông Bồ, sông Đại Giang được liên kết bao tiêu sản phẩm ổn định, thu nhập cả năm 30-40 triệu đồng/hộ.

Trao tặng giống bưởi da xanh cho nông dân A Lưới

Còn có 17 mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ khác được HND tỉnh hỗ trợ kinh phí thực hiện theo hình thức đối ứng (50%) trên 500 triệu đồng, với 169 HVND tham gia, hưởng lợi. Bằng nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án (DA), HND tỉnh hỗ trợ hàng ngàn cây giống bưởi da xanh, cam, chuối già lùn cho HVND gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 phát triển mô hình kinh tế.

HND tỉnh hỗ trợ DA nuôi tôm an toàn tại Phong Hải (Phong Điền) cho 10 hộ nông dân hưởng lợi với kinh phí trên 350 triệu đồng, mang lại hiệu quả thiết thực trong điều kiện thời tiết phức tạp. Cùng thời điểm hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể “Sen Huế” và hai sản phẩm đạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh năm 2021. Đó là các đề tài Nghiên cứu chuỗi giá trị, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm rau má Quảng Thọ trong tái cơ cấu nông nghiệp và nước mắm Làng Trài, xã Phú Hải.

“Tương thân tương ái”

Trong điều kiện khó khăn chung do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, HVND trên địa bàn tỉnh vẫn đóng góp, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần “tương thân tương ái”. Các cấp HND tích cực vận động HVND ủng hộ hơn 18 tấn gạo, 10 tấn thực phẩm khô và rau, củ, quả các loại với tổng giá trị gần một tỷ đồng và 50 triệu đồng tiền mặt hỗ trợ bà con ở TP. Hồ Chí Minh. Từ nguồn vận động, HND còn hỗ trợ tại các khu cách ly tập trung của tỉnh, các chốt phòng, chống dịch của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, khu cách ly, đội ngũ y - bác sĩ trở về từ vùng dịch tại nhà khách Điện Biên.

Các cấp HND hỗ trợ tiêu thụ 7.500 con gà thịt và 10 tấn bưởi da xanh cho HVND các xã Phong Xuân, Phong Mỹ, Điền Hòa (Phong Điền). Không chỉ tiêu thụ nông sản của người dân trên địa bàn tỉnh, HND các cấp còn hỗ trợ kết nối, tiêu thụ hơn chục tấn cam sành VietGAP của nông dân Hà Giang, hành tím của HVND tỉnh Sóc Trăng.

Chủ tịch HND tỉnh, ông Hoàng Đăng Khoa đánh giá, trong đại dịch COVID-19 và hạn hán, bão lũ khá khắc nghiệt nhưng các cấp HND có nhiều nỗ lực giúp HVND vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống bằng các mô hình kinh tế hiệu quả, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, nhìn chung các mô hình sản xuất chỉ mới hiệu quả bước đầu, tính bền vững chưa thật sự cao. Điều này cần tiếp tục nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của HVND để thông tin kịp thời với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và HND cấp trên có sự hỗ trợ kịp thời.

Theo ông Hoàng Đăng Khoa, cấp trên cần quan tâm hỗ trợ HND tỉnh tăng thêm nguồn vốn QHTND tỉnh, QHTND các cấp, đảm bảo nguồn lực hỗ trợ cho HVND vay vốn đầu tư mô hình phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, nghiên cứu, xem xét kéo dài thời gian vay từ 4 - 5 năm đối với các DA nuôi trâu, bò sinh sản, trồng tiêu, cây ăn quả. Trung tâm HTND tỉnh cần sớm đưa DA “Nâng cấp, bổ sung trang thiết bị Trung tâm Dạy nghề và HTND – HND tỉnh” (nay là Trung tâm HTND tỉnh) vào danh mục đầu tư trung hạn của Trung ương HND Việt Nam. Hàng năm, cấp kinh phí thực hiện 2-3 DA phát triển kinh tế tại các xã vùng biên giới thuộc các huyện miền núi A Lưới, Nam Đông như DA chăn nuôi bò, dê sinh sản, lợn rừng F1…; đầu tư một số DA sinh kế cho các xã ven biển bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu như DA nuôi thủy sản xen ghép, nuôi tôm trên cát, trồng rừng ngập mặn vùng đầm phá Tam giang - Cầu Hai…

Bài, ảnh: Triều Nga

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
Thông tin doanh nghiệp:
MISA AMIS Kế toán: Người bạn đồng hành tin cậy của doanh nghiệp trong thời đại số

Chuyển đổi số đang là một làn sóng mạnh mẽ, tác động đến mọi ngành nghề, và lĩnh vực quản trị tài chính kế toán cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực thích ứng với cuộc cách mạng số, phần mềm kế toán MISA đang khẳng định vị thế là người bạn đồng hành tin cậy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị tài chính, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh trong thời đại mới.

MISA AMIS Kế toán Người bạn đồng hành tin cậy của doanh nghiệp trong thời đại số
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân
Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

Du lịch là ngành công nghiệp, dĩ nhiên trước hết mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn trong ngành kinh tế của tỉnh. Song hành với đó cũng là quảng bá các di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản của tiền nhân để lại. Đây cũng là cách quảng bá cho một vùng đất tươi đẹp, thân thiện, giàu tri thức và tiềm năng đến với cả nước và thế giới.

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản
Return to top