ClockThứ Tư, 10/01/2024 15:25

Đưa nguồn vốn tam nông đến gần hơn với nông dân

TTH.VN - Là nội dung được thảo luận tại hội nghị tổng kết công tác phối hợp thực hiện thỏa thuận liên ngành và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 giữa Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế với Hội Nông dân tỉnh diễn ra ngày 10/1.

Ngân hàng giảm lãi hàng ngàn tỷ đồng, hỗ trợ khách hàng phục hồi Ký kết hợp tác toàn diện giữa Agribank và Trường đại học Luật

Lãnh đạo Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế và Hội Nông dân tỉnh ký kết phát động thi đua 

Sau 8 năm triển khai thỏa thuận liên ngành, nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đã thực sự đi vào đời sống. Đến nay, hệ thống tổ vay vốn của Agribank đã được triển khai khắp các thôn, bản, vùng miền của tỉnh và trở thành kênh dẫn vốn và quản lý vốn hiệu quả, góp phần hạn chế vấn nạn tín dụng đen, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.

Tính đến cuối năm 2023, toàn chi nhánh có 393 tổ vay vốn trong đó Hội Nông dân quản lý 188 tổ với tổng dư nợ 356 tỷ đồng. So với thời điểm ký kết thỏa thuận ngày 13/7/2022, dư nợ tăng 124 tỷ đồng, tăng 684 khách hàng, giảm 2 tổ vay vốn. Dù có tăng trưởng so với thời điểm ký thỏa thuận song các chỉ tiêu phấn đấu vẫn chưa đạt theo kế hoạch đề ra. Cụ thể các chỉ tiêu: Phấn đấu quý 3, quý 4 năm 2022 thành lập ít nhất 3 tổ vay vốn/tổ liên kết tại mỗi Hội Nông dân cấp huyện; từ năm 2023 trở đi phấn đấu mỗi thôn bản có 1 tổ vay vốn quy mô mỗi tổ từ 20-50 hội viên, mức dư nợ từ 120 triệu đồng/hội viên vẫn chưa đạt.

Các đại biểu tham dự đã có những đánh giá xung quanh công tác phối hợp thực hiện thỏa thuận liên ngành giữa Agribank và Hội Nông dân tỉnh; chỉ rõ những nguyên nhân, vấn đề còn tồn tại cũng như giải pháp thực hiện nhằm thúc đẩy thực hiện thỏa thuận đưa nguồn vốn của Agribank đến gần hơn với người dân.

Tại hội nghị, Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế và Hội Nông dân tỉnh đã phát động chương trình thi đua khen thưởng chung tay xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong thực hiện các chương trình, chính sách, hoạt động tín dụng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; phát huy tối đa nguồn vốn, tăng tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân; giúp người dân tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy lùi tình trạng tín dụng đen tại thị trường nông thôn.

Tin, ảnh: Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Ngày 26/11, tại UBND xã Vinh Xuân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình điểm của Hội Nông dân, tham gia phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2024 tại hai xã Vinh Xuân và Phú Diên của huyện Phú Vang. Dự hội nghị có các ông Phạm Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam); Nguyễn Chí Quang, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn
Hội vững mạnh, nông dân giàu

Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh gắn với tổ chức thực hiện tốt phong trào nông dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên xuốt của Hội Nông dân (HND) tỉnh. Đây là “chìa khóa” để các cấp HND tổ chức thực hiện có hiệu quả vai trò, trách nhiệm trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Hội vững mạnh, nông dân giàu
“Chở” vốn đến vùng xa

Với vai trò chủ lực cung ứng vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân (tam nông), Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Thừa Thiên Huế đang góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa dịch vụ ngân hàng tiếp cận gần hơn với người dân vùng sâu, vùng xa theo định hướng chiến lược tài chính toàn diện.

“Chở” vốn đến vùng xa

TIN MỚI

Return to top