ClockThứ Ba, 27/02/2024 07:00

Gắn kết giữa người dân và chính quyền

TTH - Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã thực sự tạo cơ hội gắn kết các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình với chính quyền và các tổ chức nhà nước về lâm nghiệp... góp phần nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, bảo vệ rừng cho người dân.

Mở đường lấn chiếm rừng phòng hộ trái phép“Cú hích” từ chi trả dịch vụ môi trường rừng

 Cán bộ Ban Quản lý Rừng Phòng hộ A Lưới tuần tra rừng

Ông Văn Thân, Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ A Lưới thông tin, đơn vị có 6 cộng đồng, 7 nhóm hộ và các đơn vị tự quản được chi trả DVMTR. Từ nguồn kinh phí chi trả này, đơn vị cùng các chủ rừng tổ chức các hoạt động quản lý, tập huấn nâng cao kỹ năng tuần tra, bảo vệ rừng.

Từ nguồn kinh phí DVMTR đã tạo công ăn việc làm cho 70 con em là đồng bào dân tộc thiểu số và 310 hộ dân của 6 cộng đồng. Cũng từ nguồn kinh phí này, các đơn vị tổ chức xây dựng các hạng mục phục vụ dân sinh, như nhà văn hóa, đường bê tông, nước sạch, khu vui chơi cộng đồng, hàng rào xanh, thùng rác bảo vệ môi trường… Từ đó, nhận thức quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) của người dân càng nâng cao, thể hiện qua việc nhiều hộ dân làm đơn xin tự nguyện nhận khoán BVR.

Ông Nguyễn Tất Tùng, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh (BV&PTR) thông tin, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 6 đơn vị (không có tổ chức kiểm lâm) thực hiện cung ứng DVMTR tổ chức xây dựng lực lượng BVR chuyên trách với 131 người. Bên cạnh đó, đã có 3 đơn vị tổ chức ký kết hợp đồng với 134 lao động địa phương, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số.

Thừa Thiên Huế hiện có 5.670 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân tham gia QLBVR, trong đó 67,9% là đồng bào DTTS, có 318 chủ rừng là hộ gia đình và 5.352 hộ gia đình, cá nhân là thành viên của 292 ban quản lý rừng cộng đồng, nhóm hộ.

Ông Nguyễn Tất Tùng đánh giá, chính sách chi trả DVMTR đã tác động tích cực đến hoạt động quản lý nhà nước, được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, chính quyền. Các đơn vị sử dụng DVMTR đã nâng cao trách nhiệm thực thi chính sách cho các đơn vị sử dụng DVMTR. Từ đó, tạo cơ hội gắn kết các chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn, bản với chính quyền và các tổ chức nhà nước về lâm nghiệp, các đơn vị sử dụng DVMTR, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác QLBVR của cộng đồng.

Các chủ rừng là tổ chức cũng đã tăng cường giao khoán cho các cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân QLBVR cung ứng DVMTR. Rừng giao cho người dân quản lý đã có chủ thực sự, đời sống người dân ngày càng được cải thiện nhờ nhiều mô hình sinh kế thành công. Nguồn tiền DVMTR cũng đã giúp cho các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng tăng cường thêm lực lượng QLBVR chuyên trách. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã có sự chuyển biến tích cực, số lượng, chất lượng rừng được nâng lên, góp phần ổn định độ che phủ rừng của tỉnh, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương tham gia nhận khoán BVR, hỗ trợ phát triển sinh kế từ nguồn chi trả giảm phát thải khí nhà kính.

Ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của tập thể Ban Điều hành Quỹ BV&PTR. Trong năm 2023, đơn vị đã tham mưu thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Để thực hiện nhiệm vụ năm 2024 đạt kết quả cao, Quỹ BV&PTR cần phối hợp tốt với các đơn vị liên quan giải quyết những tồn tại, hạn chế; tiếp tục đẩy mạnh công tác thu tiền DVMTR đảm bảo thu đúng, thu đủ. Đồng thời, tổ chức giải ngân tiền DVMTR kịp thời, đúng đối tượng, thời gian theo quy định. Công tác kiểm tra, giám sát cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời phát hiện, xử lý những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Để các chủ rừng, đặc biệt là người dân miền núi hiểu đúng về ý nghĩa của việc chi trả DVMTR, Quỹ BV&PTR áp dụng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, sinh động, ứng dụng truyền thông số để tuyên truyền, phổ biến chính sách này sâu rộng đến với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã như: A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc và Hương Trà. Đây cũng là nơi có diện tích rừng lớn và tập trung các cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình đang thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

Thời gian gần đây, Quỹ BV&PTR đưa vào ứng dụng nhiều công nghệ ảnh viễn thám phục vụ cho công tác giám sát hiện trạng rừng, sử dụng hệ thống giám sát, đánh giá chính sách chi trả DVMTR trên nền tảng WebGIS. Qua đó, góp phần phục vụ hiệu quả trong công tác QLBVR của địa phương cũng như minh bạch hóa và công bằng trong hoạt động chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh.

Quỹ BV&PTR tỉnh là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách được thành lập vào tháng 8/2011, là tổ chức hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc UBND tỉnh. Quỹ có nhiệm vụ vận động, tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; tổ chức thẩm định, xét chọn chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định hỗ trợ đầu tư; hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án; chỉ đạo, hướng dẫn các đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ BV&PTR hỗ trợ; thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê, kế toán và kiểm toán và các nhiệm vụ khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao.

Bài, ảnh: Thế Cảnh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Return to top