ClockThứ Bảy, 22/07/2023 06:09

Hiệu quả từ chuyển đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn

TTH - Nhiều diện tích đất lúa bị thiếu nước, năng suất thấp tại một số địa phương ở huyện Quảng Điền đã được chuyển đổi sang cây trồng cạn, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3 lần.

Khá nhờ trồng sen

leftcenterrightdel
 Nông dân Quảng Lợi chăm sóc cây trên cạn

Hiệu quả gấp 2-3 lần trồng lúa

Như nhiều nông dân khác, khoảng 2 năm trở lại đây, gia đình ông Hồ Cạnh (xã Quảng Lợi) đưa vào trồng 3 sào dưa hấu giống Thái Lan và dưa hấu Hồng Lương trên đất trồng lúa kém hiệu quả. Theo ông Cạnh, nếu như trước đây, phần lớn diện tích đất trồng lúa không chủ động nước tưới đều phải bỏ hoang trong vụ hè thu thì nay nông dân đã chuyển sang trồng các loại cây rau màu, ớt, ném... Đáng chú ý, cây dưa hấu trồng trên đất pha cát cho năng suất khá cao, quả ngon ngọt.

"Bình quân mỗi sào cho năng suất trên 1 tấn, giá bán tại ruộng 6.000 đồng/kg. Dưa hấu ít phải chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế gấp 3 lần so với trồng các loại cây trồng khác. Sau khi trừ chi phí, mỗi sào dưa hấu (500m2) cho thu nhập trên 7 triệu đồng", ông Cạnh nói.

Đáng chú ý, một số HTX nông nghiệp trên địa bàn đã triển khai trồng khoai lang mỡ theo hình thức liên kết sản xuất. Theo đó, HTX Tín Lợi và Thắng Lợi đã ký hợp đồng thu mua, bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp mỗi năm khoảng 36 tấn khoai lang mỡ.

Theo ông Thân Tín Lợi, Giám đốc HTX Tín Lợi (xã Quảng Lợi) bên cạnh mô hình cánh đồng mẫu lơn lúa chất lượng cao với hơn 100ha, thời gian qua, đơn vị đã chủ động chuyển đổi một phần diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng khoai lang mỡ. Mặc dù diện tích liên kết còn ít nhưng đây là hướng đi khá tích cực, góp phần giúp nông dân yên tâm về đầu ra cho sản phẩm.

Quảng Lợi được xem là một trong những điển hình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Quảng Điền. Chủ tịch UBND xã Hồ Lành cho biết, với đặc thù đất cát pha, điều kiện hạ tầng thủy lợi kém, cùng với khí hậu ngày càng khắc nghiệt nên mọi năm, nhiều diện tích đất của địa phương chỉ trồng được một vụ lúa, thời gian còn lại phải bỏ hoang do thiếu nước tưới. Những năm gần đây, xã đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích lúa một vụ sang trồng các loại cây trồng khác như ném, khoai lang, dưa hấu…

Đến nay, toàn xã Quảng Lợi đã chuyển đổi được gần 340ha đất lúa một vụ kém hiệu quả sang trồng các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây thực phẩm. Trong đó tập trung vào canh tác cây khoai lang, sắn, lạc, đậu, sen, dưa hấu; rau màu các loại gồm ớt, ném, mướp đắng… Từ mô hình trồng ớt, ném, dưa hấu và khoai lang trên đất lúa thiếu nước, đã mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cây trồng trên địa bàn xã.

"Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng không chỉ giúp thay đổi tập quán canh tác cũ sang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mà còn là giải pháp thích nghi của nền nông nghiệp trước biến đổi thất thường của thời tiết”, ông Hồ Lành, Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi đánh giá.

Định hướng cho từng vùng chuyên canh

Ông Phan Nam, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Quảng Điền chia sẻ, hiện nay một số xã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao như: Quảng Thọ, Quảng Thành, Quảng Vinh, thị trấn Sịa… Trên cơ sở khảo nghiệm những giống mới, cây trồng mới, thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện sẽ định hướng cho từng vùng chuyên canh, ưu tiên những cây trồng ngắn ngày, có khả năng chống chịu hạn mặn. Từ đó đưa ra những khuyến cáo cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, để chủ động ứng phó với thời tiết bất lợi, huyện đã có kế hoạch chuyển đổi hàng chục hecta đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác. Bên cạnh đó, những năm gần đây, do giá trị, thu nhập từ trồng sen, rau màu, nuôi trồng thủy sản… cao hơn 2-3 lần so với trồng lúa nên các địa phương đã chủ động chuyển đổi mạnh một số diện tích đất lúa kém hiệu quả. Thời gian tới, huyện Quảng Điền sẽ tiếp tục rà soát diện tích không chủ động nguồn nước, các diện tích trồng lúa hiệu quả thấp để có kế hoạch chuyển sang cây trồng cạn có hiệu quả hơn.

“Để có cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hiện huyện đang yêu cầu các địa phương điều tra, rà soát lại diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả và xây dựng mô hình sản xuất thí điểm, chuyển giao khoa học kỹ thuật và có giải pháp nhân rộng. Một số cây trồng cạn có thể nghiên cứu bố trí trên đất lúa chuyển đổi như ngô, đậu các loại, rau, dưa hấu, cây ăn quả... Đặc biệt đối với cây ăn quả, cần điều tra đánh giá các yếu tố về đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước... để lựa chọn cây phù hợp với các vùng đất màu, đất lúa chuyển đổi” - ông Nguyễn Ngọc Tiến nói.

Bài, ảnh: THÁI SƠN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin, cảnh báo thiên tai đến người dân bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Trong đó, ứng dụng Hue-S của Trung tâm Giám sát và Điều hành đô thị thông minh (IOC) và các nền tảng mạng xã hội đã phát huy hiệu quả, giúp người dân chủ động nắm bắt thông tin và ứng phó kịp thời.

Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

TIN MỚI

Thế giới Cây và hoa Việt Nam
Return to top