ClockThứ Bảy, 18/11/2023 07:30

Hướng đến nông thôn mới thông minh

TTH - Không chỉ xây dựng cuộc sống ấm no, hạ tầng khang trang, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) còn gắn với chuyển đổi số, hướng đến NTM thông minh.

Xây dựng xã nông thôn mới thông minhXây dựng mô hình xã thông minh trong nông thôn mới

 Nhiều sản phẩm nông thôn được thị trường tin dùng

Các xã Vinh Hưng (Phú Lộc) và xã Quảng Thọ (Quảng Điền) là hai địa phương được tỉnh chỉ đạo xây dựng chương trình thí điểm chuyển đổi số trong xây dựng NTM. Trong đó, mô hình xã thông minh Quảng Thọ được tỉnh, huyện và chính quyền địa phương đầu tư một cách có hiệu quả, được chọn mô hình thí điểm của Trung ương.

Ông Lê Thành Nam, Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh đánh giá, chính quyền số tại xã Quảng Thọ bước đầu đạt kết quả khả quan. Địa phương này đã tiến hành nâng cấp khá toàn diện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đưa vào hoạt động phòng điều hành xã thông minh với diện tích hơn 40m2 với các trang thiết bị được lắp đặt; gồm 2 bộ máy vi tính, 6 màn hình hiển thị, 2 màn hình hiển thị 65 inch, 2 màn hình Led kích thước 160x260mm phục vụ họp trực tuyến, hội thảo, quan sát, theo dõi qua hệ thống camera…

Quảng Thọ đầu tư nâng cấp đường truyền CPNet nội bộ của cơ quan, nâng cấp đường truyền internet phục vụ hoạt động của phòng điều hành xã thông minh lên gói cước có dung lượng lớn hơn. Toàn xã hiện nay có 31 camera được kết nối vào hệ thống tại phòng điều hành xã thông minh phục vụ quan sát các điểm trọng yếu, hay ngập lụt trong mùa mưa bão và những điểm trung tâm tại các thôn nhằm góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn.

Xã đã đưa vào hoạt động phòng họp trực tuyến cùng với các thiết bị phục vụ họp trực tuyến được trang cấp, thực hiện báo cáo số liên thông đến Văn phòng Chính phủ trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cùng các hệ thống báo cáo khác theo yêu cầu. Đồng thời, thành lập và đưa vào hoạt động trang fanpage “Cổng thông tin xã Quảng Thọ” trên mạng xã hội facebook. Các hoạt động của chính quyền còn được đăng tải thường xuyên trên trang thông tin điện tử xã. Các ý kiến tương tác của người dân tại mục “Tiếp nhận ý kiến công dân, tổ chức” cũng được UBND xã quan tâm giải đáp và cho hiển thị công khai trên trang thông tin điện tử của địa phương. Hệ thống internet đã phủ khắp các thôn trên địa bàn xã (9/9 thôn có điểm wifi công cộng).

Kinh tế số ở Quảng Thọ đang có bước chuyển biến tích cực. Mô hình hợp tác xã (HTX) số tại HTX Nông nghiệp Quảng Thọ 2 xây dựng hệ thống số hóa kết hợp đẩy mạnh giải pháp thương mại điện tử cho nông hộ và HTX. Theo đó, đã xây dựng và hoạt động thử nghiệm website của HTX Nông nghiệp Quảng Thọ 2, nhằm quảng bá các sản phẩm mà HTX đang sản xuất, kinh doanh. HTX này tiến hành đưa sản phẩm trà rau má của HTX lên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, sàn kinh tế hợp tác… Quảng Thọ quảng bá du lịch của xã bằng công nghệ mô hình hóa 3D và AR (thực tại ảo tăng cường), gắn với quảng bá và thương mại sản phẩm đặc trưng của địa phương. Địa phương đã tiến hành quay chụp 8 điểm trên địa bàn xã gồm khu di tích lịch sử, địa điểm du lịch, sản xuất bằng công nghệ camera 360, 3D và AR.

Với xã hội số, xã Quảng Thọ xây dựng phòng giám sát điều hành xã thông minh cấp xã tích hợp dữ liệu của các hệ thống. Trong đó, đáng kể đến là hệ thống xử lý dịch vụ công tập trung nhằm theo dõi tình hình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính. Hệ thống camera được lắp đặt trên địa bàn xã để quan sát tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn. Quảng Thọ còn tích hợp kết quả thu được từ một thiết bị quan trắc chất lượng không khí “PAM Air”, một thiết bị đo mưa tại địa bàn xã và đang triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi cá lồng trên sông.

Các hệ thống phổ biến trong thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn xã được Quảng Thọ thực hiện có hiệu quả. Hiện nay, trên địa bàn xã Quảng Thọ có 1.065/1.959 hộ gia đình có tài khoản phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt như hóa đơn điện, nước, truyền hình, internet… Trong đó, có 615 tài khoản ViettelPay, 450 tài khoản các ngân hàng khác; cài đặt các phần mềm ứng dụng “có bác sĩ sức khỏe” cho mọi nhà đạt 65%; sổ khám sức khỏe điện trên 93%; 100% cán bộ, công chức và người lao động không chuyên trách có tài khoản Hue-S, ví điện tử, ViettelPay và tài khoản các ngân hàng khác, đã thực hiện thanh toán hóa đơn điện, nước, truyền hình, internet… không dùng tiền mặt.

Bài, ảnh: THẾ THANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Hướng đến mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh

Thừa Thiên Huế triển khai nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Đây cũng là hoạt động khởi đầu cho vụ trồng rừng năm 2024, với mục tiêu cùng cả nước hoàn thành chương trình “Trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”.

Hướng đến mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh
Return to top