ClockThứ Ba, 18/04/2023 08:34

Hướng đến nuôi tôm an toàn, bền vững

TTH - Không còn là những vụ nuôi khấp khởi thu hàng trăm triệu đến vài tỷ đồng như trước, nuôi tôm chân trắng trên cát ven biển, đầm phá giờ đây đối mặt với dịch bệnh triền miên. Nguyên nhân ban đầu được xác định đến từ vấn nạn ô nhiễm môi trường vùng nuôi, nguồn nước cấp và thoát.

Phập phồng nuôi tôm chân trắngMôi trường thay đổi, tôm cá nuôi lại chếtNỗi lo dịch bệnh tôm nuôi trên cát

leftcenterrightdel
Người dân Phú Xuân (Phú Vang) nuôi tôm xen ghép 

Nguồn nước thiếu an toàn

Đưa mắt nhìn về phía ao nuôi tôm một thời vực dậy cuộc sống nghèo khó của gia đình, ông Võ Kháng ở thôn Hải Thế, xã Phong Hải (Phong Điền) tỏ rõ sự ngậm ngùi và nuối tiếc. Mấy ao hồ của ông chỉ cách đây vài năm từng cho thu hoạch hàng chục tấn tôm thương phẩm, lãi cả tỷ đồng đến vài tỷ đồng mỗi vụ. Từ vài vụ trở lại đây bị dịch bệnh, thua lỗ triền miên, ông Kháng lại vướng vào nợ nần.

Thoáng lúc ông Kháng muốn bỏ nghề nuôi tôm, có ý định sắm lại ghe thuyền đánh bắt vùng lộng để mưu sinh. Nhưng khai thác biển ven bờ thì may ra đủ ăn, lấy đâu ra tiền trả nợ và khát vọng làm giàu. Vậy là tạm thời dừng nuôi tôm chân trắng, ông Kháng chuyển sang nuôi cá kình kiếm thu nhập trang trải cuộc sống.

Ông Kháng bảo, với môi trường vùng nuôi, dịch bệnh như hiện nay thì thật sự ít ai dám mạo hiểm khi bỏ hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng để nuôi tôm chân trắng trên cát. Có lẽ nghề nuôi tôm chân trắng đã thấm vào những ngư dân ven biển từ nhiều năm nay, phần chỉ có nuôi tôm mới có thể gỡ nợ nên việc dừng nuôi chỉ là tạm thời. Người dân đang tìm mọi cách và nhờ đến cơ quan chức năng vào cuộc, hỗ trợ sẽ tái nuôi trong thời gian đến.

Thường thả tôm chỉ sau một tuần, mười ngày hoặc cầm cự lâu lắm chỉ đến giữa vụ là gặp sự cố, chết hàng loạt. Nói về dịch bệnh, ông Kháng cho rằng đến nay người dân vẫn chưa hiểu rõ từ nguyên nhân nào; chỉ biết nhiều loại bệnh nguy hiểm như đen mang, đốm trắng, gan tụy... khiến tôm chết. Nhưng một điều mà ông Kháng luôn nghi ngờ lâu nay, là nguồn nước trong ao nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng, môi trường thay đổi đột ngột, thất thường khiến tôm không thể thích nghi.

Ông Kháng thừa nhận, số hộ tham gia nuôi tôm chân trắng ngày càng tăng, trong khi quỹ đất phục vụ ao nuôi khá khan hiếm nên hầu hết vùng nuôi tôm chân trắng trên cát với diện tích hơn 70ha tại xã Phong Hải và nhiều diện tích ở các xã lân cận đến nay vẫn chưa có ao lắng, xử lý nguồn nước thải, nước cấp. Bà con nơi đây đều lấy nước trực tiếp từ biển đưa vào ao để thả tôm, sau khi thu hoạch cũng xả thải trực tiếp ra biển, không qua xử lý môi trường, các chất độc hại.

Bắt buộc phải có ao xử lý nước

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Đình Đức chia sẻ, trong chiến lược phát triển nuôi thủy sản, nuôi tôm chân trắng trên cát ven biển, đầm phá theo hướng an toàn, bền vững, tỉnh đang tập trung ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, giao thông, thủy lợi... Trong đó, chú trọng đến việc quy hoạch vùng nuôi một cách hợp lý, bài bản, theo hướng công nghiệp. Cứ vài ao nuôi bắt buộc phải có một ao xử lý nước thải. Hướng đến, ngành nông nghiệp và cơ quan chức năng có kế hoạch kiểm tra, giám sát, phát hiện các hộ nuôi không chấp hành sẽ có chế tài, hoặc cấm nuôi.

TS. Mạc Như Bình, Khoa Thủy sản thuộc Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) cho rằng, hệ lụy của việc cấp nước vào nuôi, hay xả nước trực tiếp ra biển khiến tôm dịch bệnh, chết là điều tất yếu. Các loại tôm nuôi, trong đó có tôm chân trắng là loài vật nuôi khá nhảy cảm với môi trường, thường chỉ thích nghi, sinh sống trong điều kiện môi trường trong sạch, không tồn tại các tạp chất độc hại, nguy hại trong ao nuôi. Trong khi đó, nguồn nước cấp lấy trực tiếp từ biển vào, không qua xử lý thì chắc chắn rằng sẽ không đảm bảo an toàn.

Và một điều đáng lưu ý, khi nguồn nước thải đã bị ô nhiễm được người dân trực tiếp thải ra biển làm cho nguồn nước biển thêm ô nhiễm. Sau đó, người dân lại lấy chính nguồn nước biển này cấp trực tiếp ao nuôi, không qua xử lý thì khó tránh khỏi ao nuôi bị ô nhiễm môi trường, dẫn đến các loại dịch bệnh trên tôm và gây chết hàng loạt. Vậy nên, trong nuôi tôm, nhất là tôm chân trắng theo hướng công nghiệp thì điều bắt buộc, tiên quyết phải có ao lắng, xử lý môi trường nước trước khi cấp vào ao nuôi hoặc xả thải ra môi trường.

TS. Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh thông tin, trong lần quan trắc môi trường nước gần đây nhất cho thấy, độ mặn nguồn nước cấp từ vùng đầm phá thị trấn Sịa (Quảng Điền), xã Phú Xuân (Phú Vang) quá thấp, không đảm bảo thả nuôi các đối tượng thủy sản nước lợ. Độ mặn cần phải đảm bảo trên 5‰ mới phù hợp cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Điểm quan trắc tại Phú Xuân còn có thông số NO2- - N vượt giá trị giới hạn cho phép.

Mật độ vi khuẩn Vibrio tổng số được kiểm tra tại khu vực nuôi tổ dân phố Loan Lý 1, thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc) cao gấp 1,2 lần và tại thôn Tân An, xã Phú Thuận (Phú Vang) cao hơn 1,7 lần so với giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn đánh giá đối với môi trường nước nuôi và lưu giữ động vật thủy sản. Đây là một trong số tác nhân gây bệnh cho cá nuôi, đặc biệt thời tiết thay đổi thất thường làm một số chỉ tiêu về nhiệt độ, pH biến động lớn, không thích hợp làm cho cá nuôi có hiện tượng chết rải rác.

Ông Bình khuyến cáo, người dân phải đảm bảo hạ tầng, trang thiết bị, xử lý môi trường, nguồn nước an toàn trước khi cấp vào ao nuôi, chọn thời gian thả giống phù hợp, duy trì mực nước khoảng 1,5m đối với ao nuôi tôm. Định kỳ bổ sung một số men vi sinh, vitamin C, khoáng vi lượng vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Tại điểm nguồn nước cấp vùng nuôi ở thôn Thủy Diện, xã Phú Xuân, người dân cần lấy nước qua túi lọc dày (đường kính lỗ lọc ≤200 µm) ở thời điểm đỉnh triều và không đưa nước trực tiếp vào ao nuôi. Kết hợp theo dõi các thông số môi trường bằng test-kit, khúc xạ kế để có xử lý kịp thời khi có yếu tố môi trường bất lợi xảy ra.

Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

An toàn cho du khách mùa mưa bão

Những tháng cuối năm, Huế bước vào mùa cao điểm khách quốc tế cũng là thời điểm thời tiết miền Trung thường xảy ra mưa lớn, bão và ngập lụt. Song hành với phục vụ du khách, phát triển du lịch là yêu cầu đảm bảo an toàn cho du khách.

An toàn cho du khách mùa mưa bão
Thanh niên với an toàn giao thông

Sáng 16/11, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Ban thanh niên Công an tỉnh, Công ty Honda Lộc Thịnh tổ chức Ngày hội “Thanh niên với an toàn giao thông” năm 2024 dành cho học sinh, sinh viên Trường cao đẳng Huế.

Thanh niên với an toàn giao thông
Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản
Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

Hình thành các trang trại có quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung phù hợp với từng địa phương; phát triển mạnh theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học và bền vững là vấn đề đặt ra trong phát triển chăn nuôi ở giai đoạn mới.

Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi
“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
Return to top