ClockThứ Hai, 23/12/2019 20:44

Hướng đến phát triển nông nghiệp quy mô lớn, an toàn, bền vững

TTH.VN - Chiều 23/12, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020. Chủ trì hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành và địa phương.

Chứng nhận đạt tiêu chuẩn HACCP cà phê bột và rang nguyên hạt của Công ty Gia NguyễnNguy cơ thiếu hụt nguồn cung thịt lợn dịp tết

Đầu cầu Thừa Thiên Huế

Đánh giá tổng thể của Bộ NN&PTNT, năm 2019, ngành hoàn thành và vượt 3/4 chỉ tiêu, trong đó, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 41,3 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 10,4 tỷ USD tăng 19,3 %. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 41,85%; tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới chiếm 54% có 111 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Tại Thừa Thiên Huế, sản xuất nông nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, dịch tả lợn châu Phi xảy ra đầu năm làm cho chăn nuôi lợn thiệt hại hơn 45% tổng đàn; giá trị sản xuất toàn ngành năm 2019 giảm 2,85% so với năm 2018. Theo kế hoạch năm 2020, nông nghiệp Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành toàn diện bền vững, phát huy tối đa lợi thế. Tăng cường quản lý, giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những thành công của ngành nông nghiệp năm 2019. Trong đó, nổi bật nhất là đổi mới các hình thức tổ chức liên kết, thị trường nông sản vươn ra quốc tế với những sản phẩm chất lượng, thương hiệu.

Trồng rau công nghệ cao

Thủ tướng cho rằng, ngành nông nghiệp không đóng góp nhiều cho ngân sách nhưng có vai trò quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực… Vì lẽ đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rà soát, đổi mới cơ cấu chính sách hỗ trợ thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp; tăng cường công tác phối hợp, hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp; ưu tiên tháo gỡ khó khăn của người dân, doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp, hướng đến phát triển nông nghiệp quy mô lớn, an toàn, bền vững.

Hiện, dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh, ảnh hưởng lớn đến nền nông nghiệp, tuy nhiên thị trường vẫn chưa thiếu nguồn cung thịt lợn nên trong công tác tuyên truyền cần lưu ý tránh gây hoang mang cho người tiêu dùng, làm tăng ảo giá lợn.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, phải trở thành động lực trong phát triển với vai trò đầu tàu định hướng, xây dựng chuỗi giá trị bền vững cho nền nông nghiệp.

Tin, ảnh: Hoàng Thảo Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng chống gian lận thi cử thời công nghệ cao

Tình trạng gian lận thi cử xảy ra trong thời gian qua, nhất là khi việc sử dụng thiết bị công nghệ cao ngày càng tinh vi đã đặt ra đòi hỏi việc phòng, chống gian lận thi cử càng phải chặt chẽ hơn.

Phòng chống gian lận thi cử thời công nghệ cao
Đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp

Nắng nóng được dự báo sẽ diễn ra gay gắt, kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng vụ hè thu, ảnh hưởng đến sinh trưởng đối với thủy sản nuôi lồng trên các sông. Vấn đề là làm thế nào để đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất, nuôi trồng đang được ngành nông nghiệp quan tâm.

Đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp
Du lịch xanh để bền vững

Sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường được doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực du lịch lựa chọn, vừa giúp DN phát triển bền vững vừa để lại ấn tượng cho du khách khi tham gia trải nghiệm.

Du lịch xanh để bền vững
Return to top