ClockThứ Ba, 08/03/2022 07:00

Hướng tới “Vùng quê đáng sống”

TTH - Năm 2022, phấn đấu toàn tỉnh có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao và NTM kiểu mẫu. Đối với các xã còn lại, phấn đấu số tiêu chí đạt chuẩn bình quân tăng 0,3 tiêu chí/xã/năm; trong đó cần ưu tiên tập trung thực hiện các tiêu chí về thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, môi trường, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, quốc phòng an ninh.

Nông thôn mới nâng cao trong tầm tayNiềm vui lớn của Đảng bộ, chính quyền và người dân Hương ThủyĐể Thủy Thanh xứng tầm là điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

Sản phẩm mây tre đan đang được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao, hướng đến xuất khẩu

Xã đầm phá “trở mình”

Ông Phan Đăng Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi thông tin, sau khi đạt chuẩn năm 2020, địa phương đã kịp thời rà soát các tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao và xác định nội dung, duy trì các tiêu chí đã đạt chuẩn trước đây. Xác định NTM lấy người dân làm chủ thể, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

 Trong năm, địa phương đã lắp đặt hoàn thiện 2 điểm tập thể dục thể thao tại nhà văn hóa xã và chợ Đầm Mỹ Thạnh. Đầu tư kết cấu hạ tầng, nâng cao tiêu chí, năng lực tăng thêm về hạ tầng kinh tế - xã hội và rà soát danh mục các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp như thủy lợi và giao thông nội đồng từ các nguồn vốn. Năm 2021, thi công 12 tuyến đường nội thôn với nguồn xi măng hỗ trợ của cấp trên 144 tấn.

Quảng Lợi đang phối hợp trung tâm phát triển quỹ đất huyện, các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ thi công các công trình xây dựng cơ bản như: lập hồ sơ thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm để GPMB xây dựng công trình đường liên xã Quảng Lợi - thị trấn Sịa; thực hiện dự án (DA) Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng – giai đoạn 2, DA thành phần Thừa Thiên Huế và làm tốt công tác GPMB thi công nắn tuyến Tỉnh lộ 4 đoạn từ thôn Mỹ Thạnh đến thôn Thủy Lập.

Theo UBND huyện Quảng Điền, tính đến cuối năm 2021, toàn huyện có 10/10 xã đạt chuẩn NTM, huyện đạt 9/9 tiêu chí huyện NTM; hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân. Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch đúng hướng. Kết quả huy động nguồn lực đến nay trên toàn huyện đạt hơn 4.661 tỷ đồng.

Trọng tâm nâng cao thu nhập

Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã rà soát đánh giá lại các xã, huyện theo bộ tiêu chí mới, phấn đấu đến cuối năm 2022 có số xã đạt chuẩn NTM tăng thêm ít nhất 4 xã và 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, kiểu mẫu. Có ít nhất 20% số thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM (huyện A Lưới). Nguồn vốn bố trí thực hiện chương trình từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực khác với tổng hơn 2.500 tỷ đồng.

 Mục tiêu tiếp tục nâng cao các tiêu chí tác động trực tiếp đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân như tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch 96%, khu vực nông thôn 93%. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 1,0-1,5%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 3% trở lên, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 25% giảm từ 4% trở lên.

Ông Lê Thành Nam, Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh khẳng định, các địa phương cần chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 theo hướng dẫn của Trung ương phù hợp với điều kiện thực tiễn. Trong đó, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch đối với từng xã cụ thể, nhằm góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối với các xã, huyện đã đạt chuẩn, tập trung thực hiện các giải pháp xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu theo bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025, chủ động xác định nội dung, giải pháp bảo đảm duy trì và đạt chuẩn. Xây dựng và giữ gìn cảnh quan môi trường nông thôn cho các xã, huyện theo hướng xanh - sạch - sáng và đẹp, các khu dân cư, thôn, bản kiểu mẫu, nhất là các xã NTM nâng cao, kiểu mẫu tiến tới hình thành các vùng quê đáng sống.

Đồng thời, phát triển du lịch nông thôn, cộng đồng theo Đề án về phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; trên cơ sở rà soát, đánh giá lại toàn diện tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch nông thôn, trang trại nông nghiệp làm dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) mục tiêu chứng nhận cho 15 sản phẩm thuộc kế hoạch năm 2021 và chứng nhận thêm cho 30 sản phẩm, nâng tổng số sản phẩm phấn đấu đạt OCOP là 70 sản phẩm trong năm 2022. Trong đó, ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, có lợi thế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần nâng cao thu nhập bền vững cho người dân.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Tín dụng chính sách giúp Lộc Bình đạt chuẩn nông thôn mới

Cùng với các nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã và đang là nguồn lực quan trọng, góp phần giúp xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc) thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng xã NTM.

Tín dụng chính sách giúp Lộc Bình đạt chuẩn nông thôn mới
Return to top