ClockThứ Tư, 04/07/2018 05:45

Khách hạng sang chưa mặn mà với du lịch sinh thái

TTH - Dù UBND huyện A Lưới rất nỗ lực quảng bá cho du lịch sinh thái ở đây nhưng số lượng khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài có tiền đến A Lưới vẫn còn quá ít.

Bắt đầu từ đô thị sinh thái quy mô nhỏ

Lý do được đưa ra là  hạ tầng phục vụ du lịch ở A Lưới chưa đảm bảo, chỉ lèo tèo một vài nhà nghỉ, phòng ốc ít, lại thiếu các dịch vụ bổ trợ; dịch vụ ăn uống chưa phát triển mạnh khiến các hãng lữ hành ngại đưa khách đến đây.

Thác Đổ (Phú Lộc).  Ảnh: DT

Tại Nam Đông, khách du lịch cũng còn thiếu vắng. Khoảng chục năm về trước, ngay tại điểm du lịch Thác Mơ, một doanh nghiệp của tỉnh mạnh dạn đến đầu tư chuỗi nhà nghỉ theo kiểu resort, thế nhưng do thiếu sự chuẩn bị kỹ các dịch vụ đi kèm như đi lại, ăn uống, nghỉ dưỡng, điểm tham quan …nên khách ít đến, lâu dần điểm du lịch này xuống cấp.

Tương tự, một số điểm du lịch sinh thái khác trên địa bàn tỉnh cũng thiếu vắng khách du lịch. Khách đến đây chủ yếu là người địa phương và các vùng lân cận, đến rồi về trong ngày.

Dịp cuối tuần vừa rồi, tôi cùng với mấy người bạn thân về điểm du lịch sinh thái ở Hói Mít (Lăng Cô). Ở đây, con thác rất đẹp, nước trong xanh, tắm rất mát và an toàn nên lượng khách đổ về tắm và nghỉ ngơi rất đông. Tuy nhiên, khách chủ yếu đến đây là người ở TP. Huế và các huyện trong tỉnh (không có khách du lịch ngoại tỉnh và nước ngoài). Nếu ở đây có một sự kết nối với các điểm nghỉ dưỡng ở Lăng Cô, chỉ cần đưa khách đến đây tham quan, tắm mát rồi về lại Lăng Cô ăn uống, nghỉ dưỡng thật tuyệt, bởi khách về đây không chỉ được tắm biển mà còn được tắm cả suối nữa. Để làm được điều này, ngành du lịch của tỉnh phải ngồi lại với các hãng lữ hành để tính toán, bởi các hãng này khi bán tour cho khách, người ta phải nắm chắc tour này có hấp dẫn, có hiệu quả và an toàn không; trong đó vấn đề ăn uống, nghỉ dưỡng và đi lại phải đảm bảo chất lượng và thuận lợi”.

Nhiều hướng dẫn viên du lịch quốc tế của các hãng lữ hành nổi tiếng ở Huế cho rằng: Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng và thế mạnh về lĩnh vực du lịch sinh thái, song các cấp chính quyền ở tỉnh hiện chưa đưa ra một giải pháp nào mang tính hiệu quả để khai thác tốt lĩnh vực du lịch hấp dẫn này.

Chỉ với lán trại đơn giản, các điểm du lịch sinh thái khó khai thác du khách hạng sang.  Ảnh: DT

Đơn cử như điểm du lịch sinh thái hồ Truồi kết nối Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Hồ Truồi xanh biếc, rộng lớn nép mình dưới chân núi Bạch Mã, còn Thiền viện Trúc Lâm - Bạch Mã thì lưng tựa núi, mặt tiền là hồ lại có kiến trúc rất đẹp và thơ mộng. Nếu có dịch vụ lưu trú tốt, có hệ thống nhà hàng sang trọng, các hãng lữ hành sẽ đưa du khách đến đây vừa  viếng thăm thiền viện, du khách có thể dạo chơi trên hồ bằng thuyền, rất thú vị. Hiện, chưa hãng du lịch nào đưa khách lưu trú do chưa đảm bảo nơi ăn, chốn ở.

Du lịch sinh thái là một trong những lĩnh vực du lịch được xem là hấp dẫn du khách, nhất là khách du lịch nước ngoài bởi họ rất được thích tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên, được hòa mình với thiên nhiên…

Thừa Thiên Huế là địa phương có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái nhưng chưa được đầu tư đúng mức, dẫn đến hạn chế trong việc thu hút du khách.

Ngành du lịch tỉnh cần có giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn để phát triển du lịch sinh thái, tạo thêm sản phẩm du lịch hấp dẫn cho Huế. 

Khôi Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

TIN MỚI

Return to top