ClockThứ Ba, 22/09/2020 13:00
PHONG TRÀO NÔNG DÂN SẢN XUẤT KINH DOANH GIỎI:

Khẳng định vị thế kinh tế nông nghiệp

TTH - Nhiều năm qua, các cấp hội nông dân tích cực vận động, hướng dẫn hội viên tham gia phong trào nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Hiệu quả từ tái cơ cấu nông nghiệpMột nền nông nghiệp không bỏ đi thứ gìMở rộng thị trường cho làng nghề, nông sản & sản phẩm công nghiệp nông thôn

Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã nâng cao đời sống nông dân

Gương mặt tiêu biểu

Từ phong trào nông dân SXKD giỏi xuất hiện nhiều gương mặt “Nông dân Việt Nam xuất sắc”, “Nông dân điển hình tiên tiến”, “Nhà nông sáng tạo”, “Nông dân SXKD giỏi”. Nhiều nông dân trở thành chủ doanh nghiệp (DN), chủ các cơ sở SXKD dịch vụ, chủ các trang trại, gia trại có thu nhập cao, đạt từ 800 triệu - 2 tỷ đồng/năm.

Ông Đỗ Đình là một trong những gương mặt nông dân tiêu biểu trong phong trào nông dân SXKD giỏi tại xã Hương Bình (TX. Hương Trà) với ngành nghề chính của gia đình là trồng cao su, trồng rừng và trồng cây ăn quả; kinh doanh thu mua cây keo tràm. Với 20 ha keo tràm, 4 ha cao su đang cho thu hoạch, mỗi năm trừ tất cả chi phí, gia đình ông thu lãi ròng khoảng 300 triệu đồng.

“Từ hai bàn tay trắng gầy dựng nên, dù còn nhiều khó khăn nhưng với các hội viên nông dân, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ nhau vốn làm ăn là vô cùng quý giá. Ngoài hỗ trợ hội viên, cơ sở tôi tham gia đóng góp để xây dựng công trình giao thông, nông thôn mới tại địa phương”, ông Đính nói.

Cơ sở kinh doanh của chị Nguyễn Thị Huế (Hương An, Hương Trà) là điểm đến tin cậy, quen thuộc của khách hàng và là nơi để hội viên nông dân (HVND) học hỏi kinh nghiệm. Với ngành nghề chính là xay xát và cung ứng mè hạt, sản xuất dầu mè, dầu lạc, sản xuất sữa bắp, chị Huế nhiều năm liền đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi cấp tỉnh.

Với sự nhạy bén trong SXKD, chị đã tìm hiểu, nghiên cứu thị trường trong và ngoài tỉnh, mạnh dạn đầu tư kinh phí, mua các loại máy móc mới để áp dụng vào sản xuất. Các sản phẩm của gia đình đều đã đăng ký thương hiệu và được cơ quan chức năng cấp giấy phép SXKD.

Cơ sở xay xát mè của chị Huế có diện tích 400m2, đạt sản lượng mỗi năm gần 120 tấn, chủ yếu tiêu thụ tại các đại lý sản xuất kẹo mè xững trên địa bàn tỉnh. Xưởng sản xuất dầu mè, dầu lạc có diện tích 50m2, với sản lượng 11.000 lit/năm, không chỉ tiêu thụ trên địa bàn tỉnh mà còn “vươn xa” ra Quảng Trị, Quảng Bình, vào Đà Nẵng. Chị Huế còn có một xưởng sản xuất sữa bắp với sản lượng 10.000lít/năm. Trừ tất cả chi phí, mỗi năm cơ sở chị có lãi khoảng 450 triệu đồng.

Vị thế kinh tế nông nghiệp

Giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh có trên 297 nghìn lượt HVND đăng ký tham gia phong trào nông dân SXKD giỏi các cấp, đạt 66,44 % so với tổng số hộ nông dân hiện có; qua bình xét, có gần 180 nghìn hộ đạt danh hiệu. Trong đó, cấp tỉnh có 2.708 hộ và cấp Trung ương 296 hộ.

Đến nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, gắn với thị trường tiêu thụ; chủ động liên kết làm cầu nối để các DN như Tập đoàn Quế Lâm, Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh. Đồng thời, liên kết với nông dân sản xuất gạo hữu cơ ở các địa phương và các mô hình “cánh đồng mẫu liên kết” trong sản xuất lúa được các DN trong lĩnh vực nông nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm tại các địa phương.

Phong trào nông dân SXKD giỏi đóng góp hàng tỷ đồng cho các nguồn quỹ ở địa phương. Giai đoạn 2015-2020, tăng trưởng bình quân 0,64%/năm, đến năm 2020 chiếm 10,84% trong GDP; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 ước đạt 2.000 USD.

Ông Hoàng Đăng Khoa, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh đánh giá, phong trào nông dân SXKD giỏi, đoàn kết, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng những năm qua góp phần khẳng định vị thế của kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giữ vững ổn định kinh tế - xã hội.

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2018 trong vùng đầm phá, ven biển là 6,34 % so với mức bình quân chung toàn tỉnh là 5,03% (năm 2017 toàn vùng 7,86%, bình quân chung toàn tỉnh là 5,98%). Đến năm 2020, có 58/97 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt gần 60%). Đồng thời, các hộ nông dân SXKD giỏi trên địa bàn tỉnh đã giúp đỡ cây con, giống, các loại vật tư, phân bón với trị giá hơn 13 tỷ đồng, giúp 15.320 hộ nông dân gặp hoàn cảnh khó khăn phát triển sản xuất...

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

TIN MỚI

Return to top