ClockThứ Bảy, 18/03/2023 15:48

Nam Đông niềm cảm hứng kinh tế xanh

TTH - Những năm qua, Nam Đông với nền nông nghiệp chủ lực và du lịch sinh thái đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân và bảo vệ môi trường xanh sạch là nền tảng của một nền kinh tế xanh bền vững, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thế giới, và là mục tiêu mà tỉnh Thừa Thiên Huế đang hướng đến năm 2045.

Thu tiền tỷ từ trang trại

leftcenterrightdel
 Du khách tham quan và trải nghiệm vườn dứa tại Nam Đông. Ảnh: MINH NGUYÊN

Bạt ngàn một màu xanh là hình ảnh ấn tượng của bất cứ ai một lần đến Nam Đông. Trải dài từ La Sơn đến thị trấn Khe Tre, bao quanh tầm mắt bởi núi rừng phủ trùng trùng, điệp điệp, lặng lẽ đem lại hơi thở trong lành cho xứ Huế đẹp tươi. Đến trung tâm Nam Đông vào buổi trưa, nhóm nghiên cứu chúng tôi thưởng thức ẩm thực được thiên nhiên ban tặng, với cơm lam, cá suối nướng, măng rừng kho, ếch núi, gà thả vườn, heo bản ...

Sau bữa cơm, người dân bản địa dẫn chúng tôi ghé thăm vườn cam, vườn dứa, chuối - những loại cây trồng trọng điểm của huyện.

Trọng điểm của chuyến đi là chúng tôi mong muốn trải nghiệm, chinh phục những ngọn núi và khám phá rừng rậm nhằm thoát ra khỏi “chiếc hộp văn phòng”, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ để tinh thần thêm sảng khoái. Thực sự, chúng tôi đã được một ngày đủ cảm xúc khi băng rừng, lội suối, vượt thác và cuối cùng là vượt qua được chính mình, chinh phục được ngọn núi cao để nhận được giá trị lớn của hành trình là sự kiên trì, sự đoàn kết và niềm tin vào năng lực bản thân.

Qua chuyến đi, chúng tôi nhìn thấy Nam Đông còn hoang sơ, trong lành. Những năm qua, Nam Đông phát triển không quá nhanh, cơ sở hạ tầng dần hiện đại hóa nhưng chưa xâm lấn nhiều vào thiên nhiên. Kinh tế chính của Nam Đông là nông nghiệp nông thôn và du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Phát triển kinh tế Nam Đông thuần chất kinh tế xanh với trọng điểm phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng sống và giữ gìn môi trường thật tốt. Theo chúng tôi, Nam Đông có thể phát triển kinh tế xanh - chậm - chắc, bền vững với những trang trại cam, dứa, chuối... kiểu mẫu. Bên cạnh đó là những trang trại chăn nuôi trên các triền đồi thoai thoải với  một số loài, như: cừu, dê, đà điểu, bò sữa, heo rừng… Đây là mô hình không chỉ phù hợp phát triển kinh tế, mà còn phục vụ tham quan du lịch. 

Để một Nam Đông có tiềm năng trở thành vùng đất lành tái tạo sức lao động và hoàn thiện con người, cả về sức khỏe và tâm thái, thì Nam Đông phải vượt qua những thách thức lớn của một nền kinh tế xanh, gồm: nhận thức về kinh tế xanh và xu hướng của cả thế giới. Để Nam Đông thực sự gánh vác một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xanh, huyện Nam Đông cần vượt qua những trở ngại, hình thành được mô hình nông nghiệp xanh, chọn lọc sản phẩm phù hợp, nhu cầu thị trường, áp dụng công nghệ cao gia tăng năng suất và sản lượng. Đồng thời, cần thu hút được nguồn lực từ người dân và nhà đầu tư để hình thành nông trại quy mô lớn, đơn vị thu mua, nhà máy chế biến, kho bảo quản.

Về du lịch xanh, cần có chiến lược biến lợi thế núi rừng, thác suối thành tiềm năng thực sự phát triển du lịch trải nghiệm du lịch sinh thái. Trong đó, điểm nhấn là du lịch gắn với nông nghiệp, văn hóa người bản địa, khám phá rừng rậm, leo núi. Nam Đông còn cần thu hút nguồn lực tài chính từ xã hội hóa để hiện đại hóa một số cơ sở hạ tầng về giao thông, dịch vụ tốt hơn.

Thiết nghĩ, trước hết, chính quyền Nam Đông cần phải xác định rõ kinh tế xanh là mục tiêu trọng điểm dài hạn của địa phương và người dân. Một khi niềm tin thôi thúc được người dân và chính quyền đồng lòng thực hiện lối sống xanh, lao động xanh trong hoạt động nông nghiệp và du lịch thì các nguồn lực tài chính, vốn nhận diện lợi ích sẽ chảy về Nam Đông. Từ đó, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình du lịch sinh thái, du lịch khám phá dần hình thành. Nam Đông có thể trở thành quê hương thứ hai của những người đam mê cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, cải thiện sức khỏe, chữa lành tâm hồn và trở thành nơi an lành để nghỉ dưỡng.

QUỐC ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bào Nam Đông, A Lưới nhớ ơn Bác Trọng!

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần để lại trong lòng đồng bào dân tộc ở hai huyện miền núi: Nam Đông và A Lưới (Thừa Thiên Huế) nhiều tình cảm trân quý, nhất là những lời dặn dò khi Người về thăm.

Đồng bào Nam Đông, A Lưới nhớ ơn Bác Trọng
Sẽ xây dựng chợ Khe Tre ở địa điểm mới

Báo Thừa Thiên Huế nhận được ý kiến của bạn đọc xung quanh việc bố trí các ngành hàng tại chợ tạm Nam Đông sau vụ cháy diễn ra vào tháng 12/2023. Theo đó, ngành hàng quần áo, vải và may mặc không được trở lại buôn bán tại đình chợ chính, mà chuyển sang chợ tạm tại khu vực bến xe hiện trạng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của tiểu thương.

Sẽ xây dựng chợ Khe Tre ở địa điểm mới
Nam Đông phát triển kinh tế vườn

Đặc thù của miền núi Nam Đông có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế vườn. Tận dụng lợi thế này, các địa phương, người dân đầu tư phát triển sản xuất cây trồng, vật nuôi, mỗi ha cho thu nhập mỗi năm từ 55 triệu đồng trở lên.

Nam Đông phát triển kinh tế vườn
Chợ Khe Tre hoạt động trở lại sau vụ cháy

Sáng 12/7, đại diện UBND huyện Nam Đông cho biết, chợ Khe Tre đã hoạt động trở lại sau hơn 7 tháng tạm dừng để thi công, sửa chữa khắc phục hậu quả vụ hỏa hoạn xảy ra vào tháng 12/2023.

Chợ Khe Tre hoạt động trở lại sau vụ cháy

TIN MỚI

Return to top