ClockThứ Sáu, 12/07/2024 12:24

Nét mới trong nông thôn mới

TTH - Phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, hữu cơ gắn với chương trình OCOP, đa dạng hóa ngành nghề, dịch vụ, du lịch nông thôn được xem là nét mới trong tiến trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Số hóa ngành nông nghiệpĐảm bảo khách quan, chính xácNông dân vùng cao dám nghĩ, dám làm

 Dứa Nam Đông vào các cửa hàng

Mùa thu hoạch dứa ở Nam Đông đang vào giai đoạn kết thúc và đây cũng là một trong những vụ dứa bội thu, bán được giá nhất từ trước đến nay. Cùng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi như chuối, cam, gỗ rừng trồng… thì cây dứa mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân, đặc biệt hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện miền núi Nam Đông. Đến nay, tổng diện tích dứa toàn huyện 97,5ha, bình quân mỗi ha cho thu nhập trên 100 triệu đồng/vụ.

Ông Nguyễn Hữu Ánh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Đông thông tin, trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, huyện chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực, lợi thế của địa phương như cam, chuối, dứa, gỗ rừng trồng... Trong phát triển chăn nuôi, trồng cây ăn quả, Nam Đông hướng đến sản xuất theo hướng an toàn, VietGAP, hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ.

Đến nay, tổng diện tích cam và cây ăn quả có múi toàn huyện 264,8ha, trong đó diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP 47,8ha. Hầu hết diện tích chuối đều sản xuất theo hướng hữu cơ, chủ yếu sử dụng phân chuồng để bón cho cây trồng. Trong tổng diện tích dứa 97,5ha đã có hơn 20ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nhà lưới, nhà màng với diện tích 15.500m2. Trên địa bàn huyện có hai cơ sở chăn nuôi bò an toàn, 12 cơ sở chăn nuôi lợn đạt quy mô trang trại. Một số cây trồng mới có giá trị kinh tế, phù hợp với tiềm năng, lợi thế được huyện đưa vào sản xuất, như mô hình sâm Bố Chính với quy mô 1ha và cà gai leo với diện tích 1,5ha, quế 129ha.

Tại huyện Phú Lộc, mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà màng ở Vinh Hưng theo tiêu chuẩn VietGAP tiếp tục triển khai với diện tích 7.000m2. Hợp tác xã Mỹ Hải trồng 7ha lạc hữu cơ, hai vụ/năm, năng suất ổn định 20-22 tạ/ha; trồng rau hữu cơ tại Vinh Mỹ 3,5ha và đã thành lập Hợp tác xã rau hữu cơ Mỹ Lợi. Mô hình sản xuất miến dong tại Hợp tác xã Mỹ Hải được huyện hỗ trợ máy móc, thiết bị sản xuất, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc, ông Nguyễn Văn Thông đánh giá, sản xuất nông nghiệp huyện đang đi đúng hướng trong tiến trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay, ngành nông nghiệp huyện duy trì diện tích cánh đồng mẫu lúa 300ha, mô hình lúa chất lượng cao 160ha. Các địa phương tổ chức sản xuất khoảng 100ha dưa hấu, lạc, khoai lang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Thực hiện đề án cải tạo, nhân rộng cây dâu Truồi, các địa phương đã trồng trên 5ha dâu và cây đang sinh trưởng tốt.

Tại huyện Quảng Điền đã xây dựng thành công các mô hình phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các sản phẩm OCOP đặc trưng được xây dựng phù hợp với từng vùng, địa phương. Trong xây dựng nông thôn mới, Quảng Điền khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng lao động gắn với đào tạo nghề, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn. Những năm qua, các ban, ngành phối hợp với các xã, thị trấn, các doanh nghiệp tuyên truyền, vận động người lao động tìm kiếm việc làm, kết quả đã giải quyết việc làm cho 1.517 lao động...

Ông Lê Thành Nam, Phó Chánh Văn phòng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh đánh giá, ngành nông nghiệp đang thực hiện có hiệu quả chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Chương trình mỗi xã một sản phẩm được triển khai mạnh mẽ nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến nay, toàn tỉnh đã có 77 sản phẩm được đánh giá, công nhận và phê duyệt kết quả chấm điểm theo tiêu chí sản phẩm OCOP.

Phát triển du lịch nông thôn đã tạo động lực để phát huy tính cộng đồng, khai thác tiềm năng sản phẩm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Một số địa phương đã đầu tư cải thiện cảnh quan, môi trường, hình thành một loạt các điểm dịch vụ du lịch ở khu vực nông thôn được hình thành như tắm thác, tắm suối, trải nghiệm trên đầm phá, lòng hồ, vườn hoa… Các sự kiện văn hóa du lịch tại các nghề, làng nghề truyền thống được phát huy như các lễ hội Chợ quê ngày hội - Cầu ngói Thanh Toàn, Hương xưa làng cổ gắn làng nghề gốm Phước Tích và mộc Mỹ Xuyên, Sóng nước Tam Giang, Ngày hội vùng cao A Lưới tái hiện nghi lễ cúng dâng Zèng của dân tộc Tà Ôi… Bước đầu một số tour du lịch nông thôn được hình thành tạo ấn tượng tốt với du khách.

Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo các địa phương dựa vào tiềm năng, lợi thế của từng xã để đầu tư xây dựng, phát triển các mô hình du lịch nông thôn tại các huyện Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, A Lưới, thị xã Hương Trà, Hương Thủy... Đến nay, đã có bốn sản phẩm du lịch nông thôn được công nhận sản phẩm OCOP ba sao. Đó là khu du lịch cộng đồng Anor tại A Lưới; du lịch sinh thái gắn với tài nguyên bản địa tại huyện Nam Đông; du lịch sinh thái suối Tiên tại huyện Phú Lộc; du lịch cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh thuộc huyện Quảng Điền.

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, cùng với việc thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, các địa phương cũng đã chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển kinh tế sát với thực tiễn theo hướng khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng vùng.

Bài, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
1
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên truyền có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Ngày 30/10, tại hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ 2 (khóa X) đã biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp. Tham dự có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.

Tuyên truyền có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Nòng cốt trong chuyển đổi số

Với phương châm “Chuyển đổi số (CĐS) phải bắt đầu từ trong chính tổ chức Đoàn, từ đó lan tỏa đến đoàn viên thanh niên và xã hội”, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động nhằm thúc đẩy CĐS một cách hiệu quả và thiết thực.

Nòng cốt trong chuyển đổi số
Return to top