ClockThứ Ba, 21/12/2021 15:35

Nghiên cứu nhân giống cây dược liệu đặc hữu ở Huế

TTH.VN - Sáng 21/12, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức hội đồng giao trực tiếp cho Trường đại học Khoa học, Đại học Huế chủ trì thực hiện đề tài khoa học "Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây gừng đen (Distichochlamys sp.) - một loài dược liệu đặc hữu của Thừa Thiên Huế”.

Tạo mô hình sinh kế bền vững cho ngư dân vùng đầm phá Tam Giang-Cầu HaiXét chọn 9 đề tài, công trình để tặng Giải thưởng Cố đô về khoa học công nghệXây dựng vườn giống cây dược liệu tiềm năng

PGS.TS.Trương Thị Bích Phượng thuyết minh nội dung đề tài tại hội nghị vào sáng 21/12

Đề tài do PGS.TS.Trương Thị Bích Phượng làm chủ nhiệm, thực hiện với thời gian 2 năm do Quỹ Phát triển khoa học công nghệ tỉnh hỗ trợ kinh phí. Theo đó, đề tài sẽ thu mẫu cây gừng đen khỏe mạnh mọc hoang dại tự nhiên ở địa phương làm nguyên liệu cho nuôi cấy in vitro và nhân giống bằng giâm hom; đồng thời nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng nuôi cấy in vitro và giâm hom. Ngoài ra, đề tài xây dựng quy trình nhân giống cây gừng đen bằng nuôi cấy in vitro và giâm hom tại vườn...

Theo PGS.TS.Trương Thị Bích Phượng, hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về kỹ thuật trồng loại cây gừng đen này. Hy vọng với kế hoạch, phương pháp nghiên cứu này, đề tài sẽ góp phần bảo tồn, khai thác phát triển giống gừng đen phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương; đồng thời có khả năng ứng dụng, chuyển giao cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân tiếp cận kỹ thuật trồng, sản xuất cây giống cũng như tạo ra nguyên liệu sản xuất sản phẩm dược liệu đặc hữu ở Thừa Thiên Huế.

Tin, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

Ngày 1/11, hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 25 khai mạc với chủ đề “Từ khoa học đến chính sách và thực tiễn”. Hội nghị có sự tham dự của UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Nguyễn Thanh Bình; ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế; PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Chủ tịch hội Nhi khoa Việt Nam; PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc sở y tế cùng hàng trăm bác sĩ, chuyên gia trong ngoài nước, nhà quản lý, hội viên Hội Nhi khoa Việt Nam…

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa
Hướng đến Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung

Đó là mục tiêu của Đại học Huế. Điều này không chỉ tăng vai trò, vị thế của Viện Công nghệ sinh học nói riêng, của Đại học Huế nói chung mà cả thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian đến. Để hiểu rõ hơn về định hướng, các giải pháp thực hiện và vai trò của trung tâm trong tương lai, Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế.

Hướng đến Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung

TIN MỚI

Return to top