ClockThứ Ba, 06/01/2015 10:56

Nhiều diện tích lúa không đấu úng kịp thời

TTH - Đến lúc xuống giống theo lịch thời vụ nhưng khoảng 60 ha ruộng trên địa bàn xã Quảng Thành (Quảng Điền) vẫn còn ngập nước. Trong khi Trạm bơm An Thành chậm tiến độ, chưa thể vận hành tiêu úng gây trở ngại đến gieo sạ lúa đông xuân.
Mưa rét kéo dài thời gian qua khiến đồng ruộng trên địa bàn thôn An Thành, xã Quảng Thành bị ngập úng. Mấy ngày nay, nhiều nông dân thôn An Thành rất lo lắng vì đồng ruộng ngập nước, không thể gieo sạ đúng với khung lịch thời vụ. Ông Hứa Xuân Thơ ở thôn An Xuân trồng hơn một mẫu ruộng mấy ngày qua đứng ngồi không yên trước tình trạng đồng ruộng bị ngập. May mắn là ruộng của ông Thơ và khoảng vài ha trên địa bàn thôn An Thành đến này 30-12 nước đã rút cạn nên có thể tiến hành gieo sạ. Còn lại khoảng 60 ha toàn thôn đều ngập khá sâu, không thể xuống giống.
 

Đồng ruộng ngập nước chưa thể gieo sạ

 
Trưởng thôn An Thành - Lê Quang Hai ngày nào cũng tiếp người dân đến cầu cứu tình trạng đồng ruộng bị ngập. Ông cùng ra đồng ruộng, hướng dẫn người dân sử dụng máy bơm dầu, tháo nước các cống, khơi thông dòng chảy để tiêu úng, tuy nhiên lượng nước khá lớn, trong khi máy bơm dầu công suất nhỏ nên không đáp ứng yêu cầu. Kế hoạch của thôn, cũng như toàn xã Quảng Thành đến ngày 31-12 toàn bộ diện tích đồng ruộng trên địa bàn phải hoàn thành gieo cấy. Nhưng đến ngày 30-12, nước vẫn còn ngập nên người dân không thể gieo sạ đúng lịch thời vụ. Ông Hai nói: “Tình trạng này chắc chắn sẽ chậm tiến độ vụ hè thu khoảng một tuần”.
 
Trạm bơm An Thành được xây dựng từ đầu năm 2014 với kinh phí khoảng 2,5 tỷ đồng; công suất khoảng 1.200m3/giờ, phục vụ tưới, tiêu khoảng 65 ha lúa ở thôn An Thành và một số diện tích ở các xứ đồng Thế Lại, Thành Trung... Theo kế hoạch, công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất đông xuân 2014-2015.
 
Do thời tiết không thuận lợi, đơn vị thi công không đảm bảo năng lực nên công trình đến nay chưa hoàn thành. Hiện hệ thống điện chưa được đấu nối vào thiết bị vận hành nên công trình chưa sử dụng được. Ông Đào Trọng Thành, Chủ tịch UBND xã Quảng Thành cho biết, chính quyền địa phương đang yêu cầu đơn vị thi công gấp rút hoàn thành hạng mục còn lại nhằm kịp thời phục vụ sản xuất. 
Điều khiến người dân bức xúc là Trạm bơm điện An Thành chậm tiến độ, đến nay vẫn chưa đấu nối hệ thống điện vào các thiết bị để vận hành, gây ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu úng cho đồng ruộng. Ông Lê Quang Hai cho biết, mấy năm về trước, tại vị trí trạm bơm điện đang xây dựng, thôn An Thành đặt hai máy bơm dầu công suất khá lớn, thuận lợi việc đấu úng, hạn chế phần nào khi đồng ruộng bị ngập. Từ khi triển khai xây dựng Trạm bơm điện An Thành, hai máy bơm dầu phải dịch chuyển đến vị trí khác không phù hợp, gây khó khăn trong việc đấu úng. Người dân mong rằng, chính quyền địa phương cần sớm xây dựng hoàn thành trạm bơm điện, đưa vào vận hành kịp thời để phục vụ tưới, tiêu cho đồng ruộng.
 
Trưởng thôn An Thành Lê Quang Hai cho biết, giải pháp xử lý trước mắt là yêu cầu, hướng dẫn người dân huy động, sử dụng máy bơm dầu, kể cả bơm tay để đấu úng cho đồng ruộng, hạn chế tối đa thời gian chậm tiến độ gieo sạ. Người dân cần chủ động ủ giống, thường xuyên theo dõi mực nước trong đồng ruộng để tiến hành gieo sạ với phương châm “nước rút đến đâu gieo đến đó”. Tuy nhiên theo người dân, việc đấu úng bằng máy bơm dầu dù nỗ lực đến mấy cũng phải mất vài ngày đến cả tuần mới cạn nước.
 
Thêm băn khoăn đối với chính quyền địa phương là hiện nay công trình vẫn chưa biết bàn giao cho đơn vị nào quản lý. Chủ tịch UBND xã Quảng Thành Đào Trọng Thành cho rằng, nên bàn giao cho hợp tác xã trên địa bàn quản lý, khai thác gắn với trách nhiệm duy tu bảo dưỡng nhằm phát huy tác dụng. Phía lãnh đạo huyện Quảng Điền, Phó Chủ tịch UBND huyện Hà Văn Tuấn cũng thống nhất quan điểm của địa phương; tuy nhiên, yêu cầu chính quyền địa phương làm việc với Công ty TNHH NN 1 thành viên Quản lý-Khai thác công trình thủy lợi tỉnh để có sự thống nhất nên bàn giao cho đơn vị nào quản lý nhằm đảm bảo sử dụng công trình hợp lý, bền vững, phát huy tác dụng.  
Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1.300 ha lúa ngã, đổ

Các địa phương đã kiểm tra hiện trường, tổ chức nắm tình hình, thống kê thiệt hại để có phương án khắc phục hậu quả do giông lốc và hướng dẫn người dân có diện tích lúa bị đổ ngã thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiệt hại.

Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1 300 ha lúa ngã, đổ
Lúa đông xuân được mùa, được giá

Năng suất lúa đông xuân ước đạt 67,5 tạ/ha, tăng 1,7 tạ so với vụ đông xuân trước được xem là vụ mùa đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Lúa đông xuân được mùa, được giá
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Return to top