ClockThứ Năm, 25/10/2012 05:34

Nhìn từ quy trình VietGAP

TTH - Việc ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP đang được Quảng Điền triển khai thực hiện.

Huyện Quảng Điền có khoảng 210 ha canh tác rau các loại, tập trung chủ yếu ở các xã nằm phía hạ lưu sông Bồ. Năm 2010, từ nguồn kinh phí của Bộ Khoa học và Công nghệ, huyện Quảng Điền triển khai dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học để tổ chức sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP”. Huyện đã chọn vùng thực hiện tại HTX Kim Thành và HTX Quảng Thọ 2, canh tác là 3,4 ha, gồm 6 loại rau: cải xanh, xà lách, rau thơm, cải cúc, rau má, mướp đắng. Trước khi vào sản xuất, huyện tiến hành phân tích các mẫu đất trồng, nước tưới ở vùng thực hiện dự án và đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.

 

Sản xuất rau an toàn bằng nguyên liệu thảo mộc

 

Quá trình sản xuất, thực hiện dự án đều có sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ kỹ thuật cơ sở, của huyện và của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Ngoài phương pháp truyền thống là ủ phân chuồng thành đống đến khi hoai mục đem bón mà lâu nay nông dân vẫn thường làm, dự án hướng dẫn cho nông dân ứng dụng các chế phẩm sinh học, như trichoderma (men vi sinh EM2-Natural, Trico-VQT...) để ủ hoai. Cách làm này ngoài việc cung cấp phân bón an toàn còn bổ sung thêm một số chủng loại vi sinh vật có lợi trong việc cải tạo đất, vi sinh vật đối kháng hạn chế các vi sinh vật, nấm hại gây hại trên cây trồng. Đây cũng là biện pháp tận dụng các phế phẩm nông nghiệp để sản xuất phân bón. Đối với thuốc bảo vệ thực vật chỉ sử dụng thuốc chế từ thảo mộc phun trên rau và có thời gian cách ly.

 

Sau 2 năm thực hiện, dự án mang lại nhiều kết quả khả quan. Tất cả loại rau trồng theo quy trình VietGAP đều phát triển tốt. Qua phân tích chất lượng sản phẩm cuối cùng về dư lượng nitrat, hóa chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng, vi sinh vật... đều đáp ứng được các tiêu chuẩn về rau an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. Giá trị sản lượng bình quân từ 150 – 200 triệu đồng/ ha/năm, không thua kém các hình thức canh tác khác. Việc tuyên truyền quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cũng được dự án quan tâm. Rau an toàn sản xuất từ vùng dự án được doanh nghiệp tư nhân rau an toàn Hóa Châu hợp đồng tiêu thụ ở các siêu thị, nhà hàng, như: BigC, Thuận Thành, Trường Tiền và một số chợ trong thành phố Huế.

 

Ông Trần Đình Nam, Phòng Nông nghiệp và PTNT Quảng Điền cho biết: Dự án sản xuất rau an toàn này không những mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân mà còn tạo ra sự tích cực về mặt xã hội, giảm ô nhiễm môi trường. Hiện nay, nhiều nông dân Quảng Điền đã tự mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP. Nhiều nơi đã đến tham quan, học tập.

 

Mặt tích cực nữa là thông tin từ dự án đã nâng cao được nhận thức cho nông dân về vấn đề sản xuất rau an toàn và cho người tiêu dùng về việc lựa chọn sản phẩm rau an toàn trên diện rộng. Kết quả đạt được từ dự án cũng là những kiến thức, kinh nghiệm được tuyên truyền, chuyển giao cho nông dân sản xuất rau; không chỉ ở địa phận huyện Quảng Điền mà còn có thể ứng dụng cho toàn tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như các vùng lân cận. Đây thực sự là cơ hội tốt cho nông dân, để chuyển hướng sản xuất và kinh doanh rau theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng; phù hợp với mục tiêu của chương trình Quốc gia về nông nghiệp - nông dân và nông thôn giai đoạn 2010 – 2020. 

                                                                                                                     

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi

Nhằm hạn chế thiệt hại về gia súc trong mùa mưa rét năm nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã yêu cầu các địa phương chú trọng các biện pháp phòng rét cho vật nuôi.

Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
Chủ động ứng phó diễn biến xấu của thời tiết

Sáng 19/12, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh gửi thông báo đến Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã và TP. Huế; các chủ hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện trong tỉnh chủ động các phương án ứng phó với diễn biến xấu của thời tiết.

Chủ động ứng phó diễn biến xấu của thời tiết
Trợ lực giúp nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

Năm 2024, trên địa bàn huyện Phú Lộc có gần 4.850 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi. Điều này phản ánh thực tế những nỗ lực của hội viên, nông dân (HVND) trên địa bàn trong phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Trợ lực giúp nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi
Return to top