ClockThứ Ba, 03/09/2019 21:19

Nông dân Phú Lộc gặt lúa chạy lũ

TTH.VN - Đến chiều tối ngày 3/9, người dân Phú Lộc vẫn còn hối hả gặt tay những diện tích lúa còn lại. Chạy đua với thời gian vì nguy cơ ngập lũ rất dễ xảy ra, nhất là khu vực hạ nguồn sông Truồi.

Nông dân Phong Điền thu hoạch sắn chạy lũCá lồng ở Quảng Điền chết hàng loạtDự báo mưa lớn, yêu cầu thủy điện A Lưới điều tiết nướcKhắc phục các điểm sạt lở trên đường Hồ Chí Minh

Thu hoạch lúa đổ ngã tại Lộc An

Mưa lớn những ngày qua khiến nhiều diện tích lúa ngập úng, máy gặt liên hợp không thể tiếp cận, thu hoạch. Một số diện tích chưa bị ngã đổ, người dân tiến hành đặt các máy bơm để tiêu úng; diện tích bị ngã buộc phải gặt bằng tay.

Hộ ông Hồ Đắc Phúc (Châu Thành, xã Lộc An, huyện Phú Lộc) có 12 sào lúa và tất cả vẫn chưa gặt xong. Cách đây 3 ngày, mưa và gió nên làm toàn bộ diện tích lúa của ông bị ngã đổ, đến hiện tại tất cả đã bị lên mộng.

“Nếu không gặt, chỉ khoảng 2 - 3 ngày nữa mộng sẽ lên nhiều hơn, khi đó xem như sẽ mất trắng hoàn toàn. Giờ gặt tay được chừng nào hay chừng đó, ít ra cũng vớt vác được phần nào. Những phần lên mộng có thể cho gà, vịt ăn. Tôi xem dự báo thời tiết biết mưa sẽ còn kéo dài vài ngày nữa, do đó, từ hôm nay đến ngày mai (4/9) gia đình tôi phải gặt cho xong, không thể để ngoài đồng”, ông Phúc nói.

Thống kê của HTX nông nghiệp Châu Thành, tại đơn vị này còn một số chưa thu hoạch xong, hộ ít cũng phải 2 - 3 sào, hộ nhiều hơn 10 sào lúa. Việc lúa bị ngập úng, lên mộng và chưa thu hoạch chắc chắn sẽ gây thiệt hại không nhỏ.

Chính quyền địa phương đang lắp đặt các trạm bơm để tiêu úng và tiến hành gặt tay, diện tích nào gặt máy được phải tận dụng gặt ngay.

Hiện nay, trong khu vực không còn một chiếc máy thổi lúa nào mà chỉ có máy gặt liên hợp. Nếu đưa lúa lên bờ mà không thổi kịp thời, chỉ cần để 1-2 ngày, lúa cũng rất dễ lên mộng khiến người dân lo lắng.

Đến chiều 3/9, toàn huyện Phú Lộc còn khoảng 100 ha lúa chưa được thu hoạch xong, chủ yếu tập trung ở các xã Khu I. Riêng xã Lộc An là địa phương còn nhiều diện tích lúa nhất.

Ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Lộc cho biết, huyện đã phát công điện đến các địa phương yêu cầu tăng cường các giải pháp tiêu úng kịp thời cho các diện tích lúa. Đồng thời, có giải pháp để thu hoạch nhanh, không để kéo dài theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Yêu cầu các địa phương, khi thấy trời ngớt mưa phải cho máy gặt liên hợp tiến hành thu hoạch ngay.

Hiện, tại hồ Truồi, mực nước vẫn chưa qua ngưỡng tràn (42m). Dự báo trong 1 - 2 ngày tới, mưa lớn tiếp tục xảy ra, hồ Truồi khả năng sẽ xả, nên hạ nguồn sẽ bị ngập lũ. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Lộc khẳng định, Phú Lộc quyết tâm 1 - 2 ngày nữa phải thu hoạch xong diện tích lúa còn lại, trước khi hồ Truồi có thể xả lũ.

Những hình ảnh người dân thu hoạch lúa bằng tay để chạy lũ:

Cánh đồng ngập nước, nông dân phải dùng ghe đưa lúa vào bờ

Lúa đổ ngã, ngập nước, nông dân phải gặt tay...

Và di chuyển ghe qua các con kênh mới có thể đưa lúa lên bờ

Phương tiện vận chuyển lúa chủ yếu bằng ghe

Cứu những nắm lúa khi còn có thể

Một vài điểm, mộng đã lên trắng cả hạt lúa

Đưa lúa về nhà

Clip người dân xã Lộc An gặt lúa chạy lũ chiều 3/9

Đức Quang (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Return to top