ClockThứ Hai, 10/03/2014 16:47

Phong Điền nghiêm cấm người dân xử lý thực bì bằng hình thức đốt

TTH - Qua kiểm tra của ngành chức năng cho thấy, tình trạng chặt, phá rừng, khai thác lâm sản lấn chiếm đất rừng, cháy rừng ở Phong Điền vẫn còn xảy ra.

Năm 2014, UBND huyện Phong Điền yêu cầu lãnh đạo UBND 16 xã, thị trấn, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, nhân dân và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn toàn huyện tăng cường phối hợp trên tinh thần chủ động, quyết không để xảy ra cháy rừng. Theo đó, nghiêm túc thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; tăng cường chốt chặn, kiểm tra xử lý đối tượng vi phạm lâm luật; củng cố, kiện toàn ban chỉ huy bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng... UBND huyện Phong Điền nghiêm cấm người dân xử lý thực bì bằng hình thức đốt trong thời gian nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 8.

Anh Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1.300 ha lúa ngã, đổ

Các địa phương đã kiểm tra hiện trường, tổ chức nắm tình hình, thống kê thiệt hại để có phương án khắc phục hậu quả do giông lốc và hướng dẫn người dân có diện tích lúa bị đổ ngã thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiệt hại.

Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1 300 ha lúa ngã, đổ
Lúa đông xuân được mùa, được giá

Năng suất lúa đông xuân ước đạt 67,5 tạ/ha, tăng 1,7 tạ so với vụ đông xuân trước được xem là vụ mùa đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Lúa đông xuân được mùa, được giá
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Return to top