ClockChủ Nhật, 15/03/2015 06:19

Phú Sơn: Nhiều mô hình kinh tế hay

TTH - Những năm trở lại đây, ngoài phát triển kinh tế rừng, ở xã Phú Sơn (thị xã Hương Thủy) xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình mang lại hiệu quả cao.

Đa dạng

Ấn tượng đầu tiên là căn nhà khang trang của anh Bùi Vĩnh ở thôn 2 (xã Phú Sơn) bên cạnh mảnh vườn rộng thênh thang. Vợ chồng anh Vĩnh tất bật chăm sóc đàn gà cùng lứa heo sắp xuất chuồng. Anh Vĩnh bảo: “Nuôi cả ngàn con gà cùng 50 con heo, chỉ riêng việc cho ăn, vợ chồng tui mất khá nhiều thời gian”.

Vợ chồng anh Bùi Vĩnh lựa chọn mô hình nuôi heo kết hợp gà thả vườn để phát triển kinh tế

Trước khi chọn mô hình chăn nuôi heo kết hợp gà thả vườn, vợ chồng anh phải bôn ba với đủ thứ nghề. Nhận thấy các công việc không ổn định, đầu năm 2014, vợ chồng anh xoay xở vốn liếng từ nhiều nguồn, bắt tay vào việc nuôi gà, nuôi heo. Mới lập gia đình, chỉ có căn nhà và mảnh vườn nhỏ, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Được sự động viên, hỗ trợ của chính quyền, vợ chồng tui quyết định đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi”, anh Bùi Vĩnh chia sẻ.

Khi thực hiện mô hình, vợ chồng anh gặp không ít khó khăn về nguồn vốn, kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại… nhờ vừa làm, vừa học hỏi đến nay vợ chồng anh cơ bản hiểu rõ các quy trình chăn nuôi và đạt được hiệu quả nhất định. “Lúc mới nuôi tôi phải ra tận Quảng Trị để tham quan, học hỏi các mô hình chăn nuôi ở đó. Tôi còn tìm hiểu thêm sách, báo, xem truyền hình để nắm vững quy trình chăn nuôi. Mô hình của tui bây giờ thu được trên dưới 100 triệu đồng/năm. Vợ chồng tôi vừa đầu tư mua 4ha đất để trồng rừng kinh tế”, anh Vĩnh nói.

Rời nhà anh Vĩnh, chúng tôi ghé thăm nhà ông Nguyễn Bửu (68 tuổi, thôn 3) để tham quan mô hình trồng cây hương bài. “Cây hương bài dễ trồng lắm, lại phù hợp với thổ nhưỡng vùng này. Ai kiên trì trồng cây này sẽ thu lại hiệu quả cao” - ông nói - “Trăm nghe không bằng một thấy”, cùng ông đến mảnh vườn gần 1ha trồng cây hương bài đằng sau nhà. Đập vào mắt là khoảnh vườn hương bài xanh tốt. Ông Bửu cho biết: “Cách đây 3 năm, tui bắt đầu trồng cây hương bài. Trồng tuy dễ nhưng cần nhẫn nại. Trong vòng 3 tháng đầu, cây sẽ mọc chậm, từ tháng thứ tư cây mới phát triển nhanh. Trồng cây này có thể để lâu dài, để càng lâu cây càng cho hiệu quả cao. Mỗi m2 tui thu về khoảng 1,5kg hương bài tươi với giá 15 nghìn đồng. Cứ 4kg hương bài tươi được 1kg hương bài khô giá 40 nghìn đồng. Bên cạnh 7ha rừng keo, mô hình trồng cây hương bài giúp vợ chồng tui nâng cao thu nhập và chu cấp cho 4 đứa con học đại học, cao đẳng”.

Được khuyến khích

Trồng cây hương bài hay chăn nuôi gà thả vườn là một trong nhiều mô hình kinh tế ở xã Phú Sơn. Trên vùng đất gò đồi này còn xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao khác, như trồng hồ tiêu, lồ ô, thanh long ruột đỏ, các mô hình chăn nuôi dê, cá, chim cút.

Ngoài trồng rừng, các mô hình kinh tế hộ gia đình xuất hiện ngày một nhiều ở Phú Sơn, một phần nhờ chính quyền xã thực hiện tốt đề án vùng kinh tế gò đồi của thị xã Hương Thủy. Ông Đỗ Viết Tùng, Chủ tịch UBND xã Phú Sơn cho hay: “Sau khi có chủ trương của UBND thị xã, thông qua phòng Kinh tế huyện về chọn số lượng các hộ gia đình, cá nhân tham gia đề án, UBND xã tổ chức triển khai thông báo nội dung phương án, chọn lựa các hộ tham gia, diện tích thực hiện”.

Chính quyền địa phương tích cực quan tâm đến việc thực hiện đề án, thường xuyên chỉ đạo, vận động Nhân dân tham gia phát triển các mô hình. “Bên cạnh việc hỗ trợ về vốn của thị xã, chúng tôi thường xuyên cử cán bộ đến giúp đỡ người dân về mặt kĩ thuật. Nhiều hộ gia đình, cá nhân đã có chuyển biến trong việc nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển chăn nuôi và trồng trọt, đầu tư trồng cây lâm nghiệp; mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, tích cực tham gia học tập kinh nghiệm, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất đạt hiệu quả cao”, ông Tùng chia sẻ.

Các mô hình để phát triển kinh tế hộ gia đình được đưa về đã làm đổi thay diện mạo, kinh tế, đời sống người dân Phú Sơn. Ông Tùng cho biết: “Nhiều hộ dân khác đã học tập các mô hình, tự sản xuất, như hộ ông Ngô Đăng Lỵ, ông Lê Văn Đức Dũng (thôn 2), hộ ông Võ Quang Vinh (thôn 4). Tuy nhiên, còn một số mô hình đầu tư số vốn vượt quá khả năng nên chưa thực hiện được. Sắp đến, xã sẽ huy động mọi nguồn lực để giúp đỡ, khuyến khích người dân phát triển sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương lên tầm cao mới”.

Bài, ảnh: Lê Thọ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lúa đông xuân được mùa, được giá

Năng suất lúa đông xuân ước đạt 67,5 tạ/ha, tăng 1,7 tạ so với vụ đông xuân trước được xem là vụ mùa đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Lúa đông xuân được mùa, được giá
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Return to top