ClockThứ Năm, 24/09/2020 07:00

Quảng Điền: Khuyến khích, thúc đẩy tiểu thủ công nghiệp

TTH - Ông Hồ Ngọc Anh Tuấn, Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Quảng Điền đánh giá, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của huyện dù có bước phát triển nhưng còn chậm, quy mô các ngành nghề nhỏ. Các chính sách khuyến khích, thu hút chưa thật sự hiệu quả...

Quảng Điền phát triển tiểu thủ công nghiệp bền vững

Công đoạn phơi cá để làm mắm thính của bà Hồ Thị Giang ở làng nghề nước mắm Quảng Công

Chưa đáp ứng yêu cầu

Thiếu quy hoạch, đầu tư chưa thỏa đáng, công nghệ sản xuất và nhãn hiệu cho sản phẩm chưa được quan tâm đầu tư..., làng nghề bún, bánh Ô Sa, xã Quảng Vinh có lúc đối diện nguy cơ mai một. 

Được Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) hỗ trợ, thực hiện xác lập nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm, được Cục Sở hữu Trí tuệ bảo hộ, làng nghề từng bước khôi phục, đến nay có khoảng 40 hộ theo nghề. Trong đó, có 10 hộ đầu tư thiết bị máy móc sản xuất liên hoàn, 3 hộ xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn thực hành tốt, còn lại sản xuất thủ công. Bình quân mỗi ngày, các hộ sản xuất 500kg sản phẩm và tiêu thụ khá ổn định.

Ông Nguyễn Thượng ở làng bún Ô Sa cho rằng, dù có sự phục hồi, phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Phần lớn các hộ vẫn còn sản xuất nhỏ lẻ, bằng thủ công nên số lượng, chất lượng chưa thật sự đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay, hệ thống xử lý nước thải, chất thải tại các hộ, cơ sở sản xuất chưa được đầu tư xây dựng, ảnh hưởng đến môi trường khu dân cư.

Làng nghề chế biến mắm - nước mắm Quảng Công cũng có những thăng trầm. Có thời điểm sản xuất quy mô nhỏ lẻ, lại ảnh hưởng sự cố môi trường biển nên làng nghề gặp khó khăn, sản phẩm tiêu thụ kém.

Sau năm 2016, làng nghề được chính quyền địa phương, ban ngành hỗ trợ khôi phục, phát triển. Làng nghề (gồm các thôn Tân Thành, Cương Gián, Hải Trình, An Lộc) đến nay có khoảng 110 hộ chế biến mắm- nước mắm, như mắm thính, mắm dưa, mắm các nục, cá cơm… Mỗi hộ có quy mô sản xuất khoảng 50-60 lu/năm; trong đó một số cơ sở quy mô lớn khoảng 100 lu/năm với hơn 10 ngàn lít nước mắm.

Theo bà Phạm Thị Huệ ở thôn Tân Thành, nhiều hộ đang có nhu cầu phát triển, nâng công suất chế biến nhưng khó khăn lớn nhất là thiếu mặt bằng sản xuất, các công trình, công nghệ xử lý môi trường, nước thải chưa đảm bảo…

Nhiều giải pháp tích cực 

Ông Hồ Ngọc Anh Tuấn thông tin, các nghề, làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền đã và đang được quan tâm đầu tư khôi phục và phát triển. Trong đó, một số làng nghề được tỉnh công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống như mây tre đan Bao La (xã Quảng Phú), mây tre đan Thủy Lập (xã Quảng Lợi), bún - bánh Ô Sa (xã Quảng Vinh), chế biến mắm - nước mắm Tân Thành (xã Quảng Công).

Ban ngành chức năng, các địa phương đang triển khai các giải pháp, tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển; xây dựng hệ thống xử lý môi trường; hỗ trợ về thiết kế mẫu mã, quảng bá, giới thiệu, xây dựng nhãn hiệu và tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thông qua các lớp đào tạo nghề, gắn với đầu tư, hỗ trợ trang thiết bị máy móc, góp phần nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường.

Quảng Điền đã có một số cơ chế, chính sách khuyến khích đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp (DN) tiểu thủ công nghiệp. Năng lực tài chính, quản lý, tổ chức sản xuất của một số DN và tay nghề của lực lượng lao động ngày càng cải thiện, nâng cao. Nhiều công trình hạ tầng, trang thiết bị máy móc, phát triển các làng nghề truyền thống đang được đầu tư, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động. Nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm của làng nghề Bao La được xây dựng, sắp hoàn thành...

Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền, ông Trần Quốc Thắng thông tin, huyện đang triển khai các biện pháp, tạo bước chuyển trong thu hút đầu tư vào Khu Công nghiệp Quảng Vinh. Phối hợp với các ban ngành cấp tỉnh điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo hướng hình thành các khu công nghiệp - nông nghiệp, khu công nghiệp - thủy sản…phù hợp với thực tế địa phương.

Quảng Điền tập trung quản lý quy hoạch, quản lý đất đai tại các khu, cụm công nghiệp (CCN); lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh chức năng một số tiểu khu phù hợp với dự án, ngành nghề kinh doanh có sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Đồng thời, quy hoạch chi tiết CCN Quảng Lợi (CCN mới) liền kề với Khu Công nghiệp Quảng Vinh và tranh thủ các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu; kêu gọi đầu tư các lĩnh vực may mặc, chế biến nông sản, cơ khí... tại CCN Bắc An Gia (thị trấn Sịa) và các điểm sản xuất ở các xã, các làng nghề trên địa bàn huyện.

Tại CCN Bắc An Gia, các tuyến giao thông nội bộ và hệ thống thoát nước được xây dựng; phân lô cho thuê đất với qui mô 2,2 ha (giai đoạn 1), tỷ lệ lấp đầy 100%. Đến nay có 14 cơ sở hoàn thành việc xây dựng nhà xưởng và đi vào hoạt động tại CCN Bắc An Gia. Huyện đang xúc tiến quy hoạch, đề xuất thành lập CCN mới (CCN Quảng Lợi) với quy mô 32 ha. Các làng nghề, DN được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, như: ngành may mặc; mây tre đan; sản xuất, sửa chữa cơ khí, hàn gò gia công; một số mặt hàng cao cấp như nhôm, INOX, đồ gỗ và đồ gỗ mỹ nghệ; chế biến mắm- nước mắm - mắm ruốc; sản xuất, chế biến các loại nông sản như trà rau má, ép dầu lạc, nghề nấu rượu, nghề bún, tôm chua, nem chả, trứng gà, vịt...

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiệt tình và trách nhiệm

Hơn 8 năm đảm nhiệm cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) xã Quảng Vinh (Quảng Điền), ông Hồ Duy Nhất luôn nhiệt tình, trách nhiệm, khắc phục khó khăn, nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nhiều năm liền, Ban CHQS xã Quảng Vinh và cá nhân ông được các cấp khen thưởng.

Nhiệt tình và trách nhiệm
Kịp thời cứu 3 người bị đuối nước

Ngày 21/11, Thượng tá Lê Thị Hồng Nhung, Trưởng Công an huyện Quảng Điền cho biết, lực lượng Công an huyện đã kịp thời ứng cứu 3 người trong 1 gia đình bị đuối nước tại xã Quảng Vinh.

Kịp thời cứu 3 người bị đuối nước
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top