ClockThứ Hai, 16/03/2015 14:43

Sắp xếp hợp lý nghề nuôi hàu trên đầm Lăng Cô

TTH - Để lập lại trật tự nghề nuôi hàu trên đầm Lăng Cô nhằm bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững, phải có phương án tháo dỡ và sắp xếp hợp lý nghề nuôi hàu. Mục tiêu quy hoạch là đóng cọc, khoanh vùng nuôi hàu trên đầm đảm bảo tính khoa học, môi trường thông thoáng và mang lại hiệu quả cho người nuôi.

Lốp xe được người dân thả xuống đầm Lăng Cô nuôi hàu gây ô nhiễm nguồn nước

Đầm Lăng Cô có diện tích 16 ngàn ha, trong đó diện tích ngư dân nuôi hàu 250 ha. Bằng những biện pháp tuyên truyền, vận động, thời gian qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc phối hợp với thị trấn Lăng Cô đã giải tỏa được 30 ha nuôi hàu, góp phần khơi thông dòng chảy trên đầm. Kế hoạch từ nay đến hết năm 2015 giải tỏa thêm 130 ha. Theo đó, diện tích còn lại cho phép ngư dân nuôi hàu trên đầm Lăng Cô khoảng 100 ha.

Đầm Lăng Cô thuộc thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc) có mặt nước rộng 3,5 km, dài 6km, diện tích trung bình 16km2; trao đổi nước với biển rất tốt nhờ dòng triều. Hiện nay, trên đầm có 3 loại hình sản xuất thủy sản, gồm nghề khai thác, nuôi trồng cố định (rớ, đáy, nuôi cá lồng, cắm cọc nuôi hàu), các nghề khai thác di động trên phần mặt nước tự do (lưới, lừ xếp) và nghề khai thác vỏ hàu nguyên liệu.

 Nghề nuôi hàu xuất hiện ở đầm Lăng Cô vào năm 2000 và phát triển mạnh năm 2003. Ngư dân phát triển nuôi hàu bằng phương pháp đóng cọc, giăng dây nylon, dùng lốp xe máy cũ xẻ đôi treo sâu dưới mặt nước khoảng 30cm, hàu bám vào lốp xe tự sinh trưởng và phát triển. Hiện có 244 hộ nuôi, đã đóng hơn 142 ngàn cọc, thả 1,1 triệu lốp xe, với diện tích khoanh vùng 239ha, chủ yếu ở những khu vực nước có dòng chảy yếu, độ sâu 2-3m thuộc 5 thôn (Lập An, An Cư Tân, Loan Lý, Hói Dừa, An Cư Tây). Hiệu quả kinh tế mang lại cho người nuôi khá cao; sau 8-10 tháng sản lượng thu hoạch khoảng 500 tấn. Tuy nhiên, do người dân phát triển diện tích nuôi ồ ạt, cắm cọc nuôi quá nhiều, công tác quản lý chưa được chặt chẽ, phá vỡ tính bền vững môi trường.
Theo ông Mai Văn Xỷ, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc, Phòng Nông nghiệp huyện phối hợp với địa phương lấy ý kiến các hộ nuôi, lập dự thảo phương án tháo dỡ, sắp xếp lại cọc nuôi hàu và lập bản đồ phân vùng sắp xếp lại. UBND thị trấn Lăng Cô đã triệu tập các chủ nuôi để thông báo và viết giấy cam kết buộc tháo dỡ. Trên cơ sở khoanh vùng, đăng ký danh sách nuôi sẽ tổ chức bình xét phân lô theo hộ hoặc nhóm để thực hiện. Hình thức nuôi phải cách bờ từ 50m và phát triển ra khơi tối đa không quá 200m. Mỗi cụm có quy mô 200 - 400m2 và cụm cách cụm tối thiểu 15 - 20m. Không bố trí vùng có khe suối nước ngọt, nước thải nhà máy đổ trực tiếp ra đầm và các vùng trao đổi nước kém.
Quá trình sắp xếp, giải tỏa lại nghề nuôi hàu trên đầm Lăng Cô gặp không ít khó khăn, tuy nhiên, qua vận động, tuyên truyền nhiều hộ dân đồng tình và ủng hộ. Ông Hoàng Hệ, ở thị trấn Lăng Cô cho biết: “Gia đình tôi nuôi hàu gần chục năm nay với diện tích 3.000m2, nhờ nghề này kinh tế khấm khá hơn. Gần đây, chính quyền giải tỏa nghề nuôi hàu trên đầm Lăng Cô, gia đình tôi đồng tình cao và đã giải tỏa hết 1.000 cọc nuôi hàu”. Tương Tự, ông Hoàng Thọ, ở thôn An Cư Tây cho biết: “Hơn 2.000 cọc hàu của gia đình tôi đã bị giải tỏa, nay tôi mong muốn chính quyền địa phương sắp xếp lại để những hộ gia đình bị giải tỏa cũng được tham gia nuôi trong vùng quy hoạch”.
Bài, ảnh: Thanh Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điền Hương “thoát” xã đặc biệt khó khăn

Là một trong 7 xã của tỉnh nằm trong danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã Điền Hương (Phong Điền) đã vận dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, huy động đóng góp trong cộng đồng dân cư và các tổ chức để thực hiện công tác giảm nghèo một cách đồng bộ. Không chỉ đưa xã thoát khỏi danh sách xã nghèo, Điền Hương đang phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, góp phần xây dựng huyện Phong Điền trở thành thị xã trong năm 2024 này.

Điền Hương “thoát” xã đặc biệt khó khăn
Xu thế tất yếu của chăn nuôi an toàn, hữu cơ

Ngành chăn nuôi và thú ý tỉnh không chỉ hướng đến chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH), mà còn tạo ra nguồn sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu tất yếu của thị trường tiêu thụ.

Xu thế tất yếu của chăn nuôi an toàn, hữu cơ
Hiệu quả từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại với những chính sách cụ thể, thiết thực. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần xóa nghèo bền vững cho đồng bào miền núi, vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiệu quả từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
Mất mùa thanh trà

Thời tiết khắc nghiệt, diễn biến phức tạp khiến vụ thanh trà năm nay mất mùa, người dân đối diện với nhiều khó khăn.

Mất mùa thanh trà
Đưa sản phẩm của hợp tác xã vươn xa

Thời gian qua, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) cho các hợp tác xã (HTX) với các quy mô khác nhau đã được tổ chức. Mục đích nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm; tạo sự liên kết giữa nhà sản xuất với các đơn vị phân phối, thông qua ký kết hợp đồng mua, bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho các HTX...

Đưa sản phẩm của hợp tác xã vươn xa
Return to top