ClockThứ Hai, 09/03/2015 11:51

Thoát nghèo nhờ mướp đắng trái vụ

TTH - Đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng chính vụ, mướp đắng trái vụ đã giúp nông dân Quảng Điền thoát nghèo, tiến đến làm giàu.

Mướp đắng trái vụ tại xã Quảng Thọ

 

Trước đây, gia đình ông Văn Đức Cường (thôn Tây Hoàng, xã Quảng Thái) trồng mướp đắng chính vụ và rau màu nên mức thu nhập khá thấp. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi đưa vào trồng thử nghiệm, 6 năm qua, với 4 sào mướp đắng, mùa trái vụ gia đình ông có thu nhập trên 30 triệu đồng, cao hơn nhiều so với trồng các loại cây khác trên vùng đất cát xã Quảng Thái.

Theo ông Cường, trồng mướp đắng trái vụ gặp rất nhiều khó khăn so với trồng chính vụ do thời điểm trồng diễn ra từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khi mà thời tiết diễn biến phức tạp, khó chăm sóc, nhưng bù lại giá bán ra khá cao.
Sau khi trồng trái vụ, gia đình sẽ tiếp tục trồng chính vụ và trồng hoa màu, các diện tích sẽ được trồng luân phiên quanh năm, nhờ vậy mức thu nhập được nâng lên, gia đình từng bước thoát nghèo vươn lên làm giàu, ông Cường phấn khởi cho biết.
Từ hiệu quả trồng mướp đắng trái vụ của gia đình ông Cường khi bình quân mỗi ha mướp đắng cho thu nhập trên dưới 80 triệu đồng, hiện nay ở thôn Tây Hoàng đã có 30 hộ trồng mướp đắng trái vụ. Ngoài ra, các xã Quảng Lợi, Quảng Thọ và thị trấn Sịa cũng đã chuyển đổi một số diện tích đất kém sản xuất sang trồng mướp đắng trái vụ, tiêu biểu là gia đình anh Nguyễn Văn Thanh (thôn Phước Yên – xã Quảng Thọ) đã đưa vào trồng 1.000m2 loại cây này.
Hiện, toàn huyện Quảng Điền đưa vào trồng 22 ha tập trung ở các xã Quảng Thái, Quảng Thọ, thị trấn Sịa và Quảng Lợi. “Với mong muốn xây dựng thương hiệu cho cây mướp đắng và vươn ra thị trường trong, ngoài tỉnh, dự kiến Quảng Điền phát triển thêm 10ha mướp đắng trái vụ vào năm 2016”, ông Hoàng Vọng - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.
Công Cường
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Return to top