ClockChủ Nhật, 19/03/2023 13:31

Thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn ‘đè’ ngành chăn nuôi, thủy sản

TPO - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0% để hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.
leftcenterrightdel
 

Nuôi trồng đóng góp lớn vào tổng giá trị xuất khẩu ngành thủy sản.

Theo VASEP, trong mấy năm gần đây, ngày càng nhiều tác động khiến ngành thủy sản đang chịu ảnh hưởng lớn. Từ tác động của dịch bệnh COVID-19, xung đột Nga - Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu, chi phí logistics tăng cao, lạm phát và đặc biệt giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN), thủy sản tăng cao kỷ lục và không ổn định, dẫn đến giá thành sản xuất thức ăn thủy sản và sản phẩm thủy sản đều cao.

Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của ngành với các nước đối thủ (Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc..) và các kế hoạch phát triển bền vững của ngành. Cùng mặt bằng so sánh và size cỡ, giá tôm nguyên liệu Việt Nam đang cao hơn từ 20-30% giá tôm nguyên liệu của Ấn Độ và Ecuador.

Đồng tình, ủng hộ với các đề xuất trước đó của Hiệp hội TACN Việt Nam, VASEP đề nghị Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT xem xét, điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu khô đậu tương từ mức 2% về mức 0%, nhằm hỗ trợ ngành sản xuất thức ăn thủy sản nói riêng, TACN nói chung, để ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới.

Trước đó, tại công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT, Hiệp hội TACN Việt Nam cho biết, hiện giá bán và sức tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi đang rất thấp. Tình trạng này đã khiến khoảng 45-50% trang trại lớn ‘treo chuồng’ và khoảng 70-75% trang trại nhỏ và số hộ chăn nuôi tạm ngừng tái đàn do giá TACN tăng cao, giá bán thấp hơn nhiều so với giá thành. Nếu tiếp tục kéo dài mà không có sự can thiệp, hỗ trợ và đồng hành của Chính phủ, sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng trong ngành chăn nuôi.

Hiệp hội TACN Việt Nam đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT xem xét, điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu khô đậu tương từ mức 2% hiện nay xuống còn 0% nhằm hỗ trợ các DN trong ngành TACN mạnh dạn đầu tư sản xuất, tiếp tục củng cố vị thế của Việt Nam là một trong những nước sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới.

Được biết, Việt Nam là nước sản xuất TACN đứng thứ 8 thế giới, với sản lượng đạt hơn 26 triệu tấn năm 2022, xếp sau Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Mexico, Nga và Tây Ban Nha.

Theo VASEP, ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã khẳng định vị trí và tầm quan trọng trong suốt 20 năm qua, đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp, tạo ra hàng triệu lao động. Trong 11 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2022, có đến 62% là đóng góp từ nuôi trồng thủy sản.

Theo Tiền phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thái Lan dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ tháng 1/2025

Reuters hôm nay (13/12) dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira cho biết nước này dự kiến ​​sẽ áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15% đối với các công ty đa quốc gia bắt đầu từ tháng 1/2025. Theo đó, chính phủ Thái Lan sẽ khẩn trương ban hành luật về việc thu thuế, Bộ trưởng Chunhavajira nêu rõ.

Thái Lan dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ tháng 1 2025
Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

Hình thành các trang trại có quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung phù hợp với từng địa phương; phát triển mạnh theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học và bền vững là vấn đề đặt ra trong phát triển chăn nuôi ở giai đoạn mới.

Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

TIN MỚI

Return to top