ClockThứ Ba, 26/03/2024 15:23

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

TTH - Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Khống chế dịch bệnh gia súc, gia cầmSắp thực hiện vệ sinh, khử trùng phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm đợt 1/2023Chủ động ngăn chặn vận chuyển gia súc, gia cầm trái phép

 Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho lợn

Theo Cục Thú y, hiện nay cả nước có 21 tỉnh có dịch tả lợn châu Phi, 3 tỉnh có dịch viêm da nổi cục, 1 tỉnh có dịch cúm gia cầm, 4 tỉnh có dịch lở mồm long móng. Đặc biệt, cả nước đã xảy ra 23 ca tử vong trên người do bệnh dại ở 22 tỉnh, tăng 13 ca so với cùng kỳ năm trước và gần 70 ngàn người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh dại (tăng 11% so với cùng kỳ năm trước).

Ông Nguyễn Văn Tân, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Vang khẳng định, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh GSGC và bệnh dại được các địa phương, ban ngành trên địa bàn huyện triển khai quyết liệt. Trong đó, tiêm vắc-xin và tiêu độc khử trùng là biện pháp được triển khai tích cực, đạt tiến độ theo kế hoạch. Các loại dịch bệnh nhờ đó được khống chế hiệu quả, đến nay hầu hết các chủ cơ sở, chủ hộ chăn nuôi, các trang trại vẫn ổn định sản xuất.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh chia sẻ, ngay từ đầu năm đến nay, lực lượng cán bộ chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh gần như không có ngày nghỉ, mà tập trung cho công tác phòng, chống dịch bệnh ở cơ sở. Cùng với đó là sự vào cuộc quyết liệt của các ban ngành, chính quyền địa phương và chủ hộ chăn nuôi nên các loại dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục, lở mồm lóng móng, cúm gia cầm và dại chó đến thời điểm này không xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, tiến độ tiêm các loại vắc-xin đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, riêng vắc-xin tụ huyết trùng trâu, bò thấp hơn cùng kỳ như hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới đạt dưới 50%; tam liên lợn tại các huyện Quảng Điền, A Lưới dưới 50% và một số loại vắc-xin khác như E. coli, dịch tả vịt, Gumboro vẫn còn dưới 50% so với kế hoạch.

Theo nhận định của ông Hưng thì nguy cơ xảy ra dịch bệnh GSGC trên địa bàn tỉnh vẫn rất cao. Nguyên nhân hiện nay thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ tiềm ẩn gây ra dịch bệnh trên động vật. Qua giám sát chủ động, các loại mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, cúm gia cầm vẫn còn lưu hành trên địa bàn tỉnh. Chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ lớn nên công tác giám sát, phát hiện dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Chăn nuôi trâu, bò nông hộ theo hình thức thả rông, thả núi vẫn còn diễn ra ở một số địa phương, đặc biệt là các xã vùng núi.

Công tác tiêm các loại vắc-xin phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia cầm ở nông hộ gặp nhiều khó khăn do chăn nuôi nhỏ lẻ, người dân chưa chú trọng, còn chủ quan trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh GSGC. Việc kiểm tra, đôn đốc các xã có tỷ lệ tiêm phòng thấp chưa thật sự quyết liệt, tổ chức trực báo chưa kịp thời nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để triển khai tiêm phòng đạt kết quả cao.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y đang đẩy mạnh tuyên truyền thông qua tuyên truyền lưu động, phát tờ rơi, loa phát thanh xã... triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh GSGC đến tận từng hộ dân. Chi cục huy động lực lượng thú y phối hợp với trưởng thôn, tổ dân phố, các đoàn thể tổ chức tiêm vắc-xin tập trung trong thời gian ngắn, phấn đấu số lượng và chất lượng đạt trên 85% tổng đàn. Các địa phương, người dân quản lý đàn chó, mèo, thống kê chính xác số hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo để được tiêm vắc-xin đầy đủ. Đồng thời, xử lý triệt để tình trạng nuôi chó thả rông trên từng địa bàn cấp xã; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ cam kết thực hiện khai báo và nuôi nhốt chó, mèo, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh.

Khuyến cáo với người dân không nên chủ quan, lơ là trước nguy cơ dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Với các trang trại chăn nuôi GSGC quy mô lớn, nếu xảy ra dịch bệnh sẽ thiệt hại rất lớn. Khi phát hiện GSGC có dấu hiệu bất thường, dịch bệnh thì người dân phải báo kịp thời với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng. Các cơ sở, trang trại, chủ hộ nuôi tuyệt đối không được giấu dịch, không bán tháo GSGC và không ăn thịt động vật nhiễm bệnh.

Bài, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm (DCGC), ngày 23/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức hướng dẫn cách nhận biết và các biện pháp phòng trừ DCGC. Mục tiêu là hạn chế thấp nhất vi rút DCGC lây nhiễm và gây tử vong cho người, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm
Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn
Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô

Nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN), phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tổ chức nạo vét kênh mương, hệ thống thủy lợi, xây dựng lại cơ cấu cây trồng để thích ứng kịp thời trong điều kiện khô hạn và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng vùng đất.

Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô
Return to top