ClockThứ Năm, 31/08/2017 17:09

Xuất khẩu gạo tăng mạnh cả lượng và giá trị

Khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng qua ước đạt 3,96 triệu tấn, giá trị 1,75 tỷ USD, tăng 17,5% về giá trị và 19.8% về lượng so cùng kỳ năm 2016.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gạo đang tiếp tục tăng, đến hết tháng 8 đạt 3,96 triệu tấn, với giá trị 1,75 tỷ USD, tăng 19,8% về khối lượng và tăng 17,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Như vậy, so với mục tiêu dự kiến cả năm xuất khẩu 5,7 triệu tấn, 4 tháng còn lại của năm nay cần xuất được 1,74 triệu tấn gạo nữa.

VFA đặt mục tiêu xuất khẩu 5,7 triệu tấn gạo năm 2017. Ảnh minh họa: KT

Trong tháng 8/2017, giá lúa, gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) biến động tăng đối với lúa thường và giảm nhẹ đối với lúa chất lượng cao. Các doanh nghiệp đã thắng thầu xuất khẩu gạo sang Philippines tăng cường thu mua khiến nhu cầu trên thị trường nội địa tăng đẩy giá lên. Đồng thời, giá tiêu nội địa tăng là do nhu cầu thị trường tăng lên, các doanh nghiệp tăng giá thu mua để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu đã ký.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng năm 2017 đạt 441,4 USD/tấn, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2017 với 40,9% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 7 tháng đầu năm 2017 đạt 1,38 triệu tấn và 623 triệu USD, tăng 32,7% về khối lượng và tăng 31,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Hồi giữa tháng 7 năm 2017, hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) đã quyết định tăng mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2017 lên hơn 5,7 triệu tấn, tăng khoảng 800.000 tấn so với năm 2016, do nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới đang tăng trở lại. 

Trước đó, những tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam có tín hiệu khả quan chủ yếu là nhờ các hợp đồng xuất sang Philippines, Trung Quốc và Châu Phi… Nhưng tỷ lệ những hợp đồng tập trung của xuất khẩu gạo Việt Nam ngày càng ít.

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn từ năm 2017 - 2020, lượng gạo xuất khẩu hằng năm dự kiến đạt 4,5 -5 triệu tấn, thu về 2,2 - 2,3 tỷ USD/năm.

Theo Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xác định sẽ đa dạng hoá thị trường cho hạt gạo Việt, giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế khai thác cơ hội, tiềm năng, lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do. Từ đó, góp phần nâng cao giá trị, thương hiệu và uy tín của gạo Việt.

Cũng theo Chiến lược này, đến năm 2020, cơ cấu gạo xuất khẩu cũng thay đổi, gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 20% tổng lượng gạo xuấ khẩu, gạo Japonica chiếm 30%, gạo nếp 20%, các loại gạo khác khoảng 5%. 

Đến năm 2030, tỷ lệ gạo trắng thường chỉ chiếm 25%, gạo phẩm cấp trung bình dưới 10%, gạo Japonica chiếm 40%, gạo nếp 25%, gạo dinh dưỡng khác khoảng trên 10%.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới
Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Thêm một công trình khẳng định giá trị văn hóa Huế

Tuần qua, nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 và trước thời điểm Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, báo chí đã thông tin nhiều sự kiện tôn vinh các giá trị di sản văn hóa Huế, trong đó có buổi ra mắt cuốn sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) – một góc nhìn” (100 năm văn học Huế) tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao 23-25 Lê Lợi – ngôi biệt thự đẹp nhất bên sông Hương có từ trước 1945.

Thêm một công trình khẳng định giá trị văn hóa Huế
Return to top