ClockThứ Sáu, 04/05/2018 10:02

Xuất khẩu nông, thủy sản đối diện nhiều thách thức

Xuất khẩu nông, thủy sản sẽ đối diện với các hàng rào kỹ thuật và phòng vệ thương mại tại các nước nhập khẩu ngày càng phổ biến.

Số liệu của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 4, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước ước đạt 35,7 tỷ USD, giảm 10,8% so với tháng 3. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 4 tiếp tục thặng dư với con số ước tính 700 triệu USD. Qua đó, nâng mức xuất siêu của cả nước lên 3,39 tỷ USD tính hết tháng 4.

Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm công nghiệp, nhóm hàng nông, thủy sản đang có nhiều điều kiện thúc đẩy xuất khẩu, dự kiến sẽ ngày càng đóng góp nhiều hơn vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung.

Vẫn còn sản phẩm thủy sản xuất khẩu bị trả về đã ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu hàng Việt Nam. (Ảnh minh họa: KT)

Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất - Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trước mắt xuất khẩu nhóm hàng nhóm hàng nông, thủy sản vẫn phải đối diện với nhiều thách thức, điển hình là xu hướng bảo hộ nông nghiệp thông qua việc thiết lập các hàng rào kỹ thuật và phòng vệ thương mại tại các nước ngày càng phổ biến.

Ngoài ra, mức độ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của các mặt hàng thuộc nhóm nông sản, thuỷ sản chưa cao, phụ thuộc nhiều vào các thị trường khu vực châu Á (chiếm 52,7%), trong đó, một số mặt hàng phụ thuộc lớn vào 1 thị trường (sắn, cao su, thanh long,...).

“Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông sản, thủy sản chưa được cải thiện, dẫn đến nhiều vụ việc sản phẩm xuất khẩu bị trả về đã ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, công tác đàm phán công nhận về hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của nhau còn hạn chế nên nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản dù đã có mức thuế suất 0% nhưng vẫn chưa tiếp cận được thị trường, chưa được cho phép chính thức nhập khẩu”, ông Hải nói.

Để phần nào khắc phục những khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu nhằm đạt mục tiêu đề ra trong năm 2018 cũng như tạo tiền đề tốt hơn cho xuất khẩu những năm tiếp theo, ông Hải cho biết, giải pháp quan trọng còn là đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, từng bước chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, tạo nguồn hàng xuất khẩu theo hướng bám sát các quy định về xuất xứ hàng hóa để tận dụng được cơ hội ưu đãi thuế quan, mở cửa thị trường mà các FTA mang lại.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá tác động của việc ký kết, thực thi các FTA đối với từng ngành để điều chỉnh chiến lược phát triển ngành cho phù hợp, xử lý nhanh nhạy, thông tin kịp thời đến cộng đồng doanh nghiệp các vấn đề cấp bách nảy sinh trong quá trình thực thi các cam kết…

Riêng với nhóm hàng nông, thủy sản, ông Hải cho biết, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT và các đơn vị liên quan tiếp tục trao đổi với phía Hoa Kỳ để giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi cho tôm, cá tra của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ hiện bị áp các rào cản kỹ thuật và biện pháp phòng vệ thương mại.

Bộ NN&PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ có phương án thực hiện các biện pháp đáp trả đối với những biện pháp vô lý của các nước lên hàng xuất khẩu của Việt Nam để bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông, thủy sản.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Return to top