ClockThứ Ba, 12/11/2024 06:36

Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

TTH - Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

 Agribank đang triển khai gói tín dụng hỗ trợ nhà ở xã hội

Không đạt chỉ tiêu

Nhu cầu lớn nhưng nguồn cung khá khan hiếm là thực tế trong triển khai NƠXH trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Nhiều dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trong giai đoạn vừa qua, nhưng lại chưa lựa chọn được nhà đầu tư để triển khai. Trong khi đó, để thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, Thừa Thiên Huế phấn đấu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 11 dự án NƠXH và 2 dự án nhà ở công nhân; khởi công xây dựng 11 dự án NƠXH và 2 dự án nhà ở công nhân.

Số liệu từ Sở Xây dựng cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, UBND tỉnh đã chấp thuận đầu tư cho 7 dự án, trong đó 2 dự án NƠXH độc lập và 5 dự án NƠXH từ quỹ đất 20% dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có dự án NƠXH trên quỹ đất 20% thuộc dự án Khu Phức hợp Thủy Vân, giai đoạn 2 đã khởi công và xây dựng 2/4 block, với tổng số là 364 căn hộ thuộc hạng mục NƠXH trên tổng số 723 căn hộ thuộc dự án. Các dự án NƠXH từ quỹ đất 20% dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại còn lại chưa triển khai. Hai dự án NƠXH độc lập cũng đang trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư.

Nhu cầu mua nhà ở xã hội hiện rất lớn 

So với kế hoạch của UBND tỉnh, đến nay chỉ có 1 dự án NƠXH trên quỹ đất 20% đã và đang đầu tư xây dựng, đạt 11,7% so với mục tiêu đề ra giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn 2021-2025 hoàn thành khoảng 3.100 căn). Như vậy, trên địa bàn vẫn có thiếu 2.736 căn hộ mới cơ bản đáp ứng nhu cầu NƠXH của người dân. Năm 2025 đã cận kề, song số dự án đủ điều kiện triển khai khá khiêm tốn, thậm chí khó có thể có dự án mới triển khai, bởi quy trình thủ tục thực hiện đầu tư NƠXH thường kéo dài. So với giai đoạn 2015 - 2020, Thừa Thiên Huế có 4 dự án NƠXH đã được triển khai với tổng số 1.773 căn hộ thì hiện chỉ tiêu xây dựng căn hộ NƠXH giai đoạn 2021-2025 khó đạt được. Điều đó đặt ra câu hỏi đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?

Quá nhiều rào cản

Thừa Thiên Huế đang có rất nhiều dư địa trong phát triển NƠXH từ nhu cầu, quỹ đất… Chưa kể, các nhà đầu tư phát triển NƠXH đang được tạo điều kiện rất lớn về cơ chế, chính sách.

Theo các quy định hiện hành, nhà đầu tư NƠXH được hưởng các ưu đãi như: Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê để đầu tư xây dựng NƠXH; miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN... Các ngân hàng thương mại cũng triển khai nhiều chương trình tín dụng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho chủ đầu tư phát triển NƠXH, các đối tượng có thu nhập thấp tiếp cận vốn vay để mua NƠXH. Dù vậy, việc tiếp cận và hưởng các ưu đãi này theo một số DN đầu tư dự án NƠHX là không dễ.

Một DN đã đầu tư NƠXH trên địa bàn bộc bạch, để thực hiện đầu tư một dự án NƠXH, DN chịu rất nhiều sức ép, các ưu đãi đa phần vẫn ở "trên giấy". Đơn cử, quy định lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án đối với NƠXH không được vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư, trong khi thời gian, các thủ tục thực hiện dự án kéo dài nên hiệu quả kinh doanh thấp. Các ưu đãi đầu tư trên lý thuyết là dành cho DN, nhưng thực chất là người dân được hưởng. Ví dụ, DN được ưu đãi miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế…, nhưng theo quy định của pháp luật thì không được tính các khoản ưu đãi của Nhà nước vào giá bán, giá cho thuê, giá thuê mua NƠXH. Các chính sách hỗ trợ thực hiện đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đầu tư hạ tầng trong và ngoài hàng rào dự án chủ yếu là do DN tự đầu tư, thực hiện.

Một thực tế khác, số lượng thủ tục đầu tư NƠXH cũng nhiều hơn so với các dự án nhà ở thương mại. Bên cạnh các thủ tục chung thì các dự án NƠXH phải chịu thêm các thủ tục về xác nhận đối tượng mua, thuê nhà NƠXH, thủ tục thẩm định giá bán, thuê NƠXH…

Ngoài ra, chính sách ưu đãi về vốn cũng chưa mang lại hiệu lực, hiệu quả như mong đợi. Việc triển khai chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng chưa đáp ứng nhu cầu khi lãi suất cho vay đối với người mua và chủ đầu tư còn cao, thời hạn vay vốn ngắn gây áp lực tài chính cho người mua nhà cũng như chủ đầu tư. Chưa nói, theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, chương trình tín dụng này chỉ áp dụng đối với dự án NƠXH trên quỹ đất độc lập hoặc quỹ đất 20% tổng diện tích đất ở thuộc phạm vi dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị, nhưng không phải do chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thực hiện. Trong khi đó, trên địa bàn Thừa Thiên Huế, số lượng chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị trực tiếp đầu tư NƠXH trên quỹ đất 20% này rất nhiều (5 dự án). Điều cần thiết nhất hiện nay là một chương trình tín dụng thực chất hỗ trợ cả người dân và DN trong phát triển; mua NƠXH như gói 30.000 tỷ đồng triển khai giai đoạn trước đây.

Đó cũng là một trong những lý do dù có nhiều dư địa để đầu tư phát triển NƠXH, song việc đăng ký thực hiện các dự án NƠXH trên địa bàn lại khiêm tốn. Hiện tỉnh đang tổ chức lựa chọn nhà đầu tư cho 2 dự án NƠXH và Sở Kế hoạch và Đầu tư đang mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án với 2 dự án NƠXH. Như vậy, so với kế hoạch phấn đấu năm 2025, Thừa Thiên Huế sẽ lựa chọn 11 dự án đầu tư NƠXH thì đến nay mới chỉ đạt tỷ lệ 18,18%.

Tập trung nhiều giải pháp

Tại các diễn đàn tháo gỡ khó khăn trong phát triển NƠXH, các DN đầu tư NƠXH nhiều lần kiến nghị, muốn thúc đẩy các dự án NƠXH phát triển thì cần tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến khâu thực hiện các thủ tục hành chính. Vì thế, cần thiết nhất là rà soát theo hướng cắt giảm tối đa những thủ tục hành chính không cần thiết; có chính sách hỗ trợ thực chất hơn nhằm tạo động lực thúc đẩy các nhà đầu tư, DN bất động sản tham gia triển khai dự án NƠXH.

Mới đây, UBND tỉnh cũng kiến nghị Bộ Xây dựng và các đơn vị liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các thủ tục hành chính đầu tư dự án NƠXH, tiếp cận vốn vay, tạo thuận lợi nhất có thể để rút ngắn thời gian triển khai thực hiện dự án đầu tư NƠXH. Nghiên cứu tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho người mua và chủ đầu tư. Cho phép nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị trực tiếp đầu tư NƠXH trên quỹ đất 20% của dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị được hưởng chính sách vay của chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.

UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành liên quan tham mưu ban hành cơ chế, chính sách thuận lợi và chủ động trong việc dành ngân sách đầu tư xây dựng dự án NƠXH, dành nguồn lực của địa phương để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư để có quỹ đất sạch làm NƠXH. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài dự án đầu tư xây dựng NƠXH, đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm đồng bộ hạ tầng xã hội trong và ngoài phạm vi dự án. Nghiên cứu cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển NƠXH theo hướng mô hình xanh, sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững, phát thải các-bon thấp.

Thực hiện Chỉ thị 34 của Ban Bí thư, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu cũng nhấn mạnh, cần thực hiện tốt các quy định, chính sách đối với công tác phát triển NƠXH; nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền. Trong đó, thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho đối tượng được hưởng chính sách NƠXH nhất nhằm tạo thuận lợi và sự chủ động cho các địa phương trong việc dành ngân sách đầu tư xây dựng dự án NƠXH; thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư để có quỹ đất sạch làm NƠXH. Ngoài ra, việc tập trung phát triển NƠXH cho thuê khu vực đô thị bằng nguồn vốn đầu tư công cũng được xem là giải pháp hữu hiệu để hiện thực hóa mục tiêu phát triển NƠXH.

Bài, ảnh: Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm nguyên tắc mở để phát triển nhưng phải quản lý chặt chẽ

Bộ trưởng Kế hoach và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến hết sức sâu sắc, trách nhiệm, tâm huyết và rất sát thực tế của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), bảo đảm nguyên tắc linh hoạt, mở để phát triển nhưng phải quản lý được, kiểm soát được.

Sửa Luật Đầu tư công Bảo đảm nguyên tắc mở để phát triển nhưng phải quản lý chặt chẽ

TIN MỚI

Return to top