ClockThứ Sáu, 16/06/2023 21:59

Ra mắt Tuyến phố thanh toán không tiền mặt qua nền tảng Hue-S

TTH.VN - Tối 16/6, TP. Huế ra mắt Tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt qua nền tảng Hue-S tại phố đi bộ Hai Bà Trưng. Sự kiện do UBND thành phố Huế phối hợp Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) và Công ty FPT Telecom đồng tổ chức nhằm hưởng ứng Chương trình Ngày không tiền mặt năm 2023 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát động.
leftcenterrightdel
Ra mắt tuyến phố thanh toán không tiền mặt qua nền tảng Hue-S
Đây là điểm nhấn tiếp theo trong chuỗi hoạt động khuyến khích người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng hành cùng các giải pháp phát triển kinh tế số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và tăng tính phổ biến của Hue-S trong cộng đồng theo lời kêu gọi và chủ trương, chỉ đạo của UBND tỉnh.

Khai trương từ 26/3, phố đi bộ Hai Bà Trưng là sự kết hợp các khu vực thương mại sẵn có và khai thác các dịch vụ thương mại của người dân để hình thành khu phố sầm uất, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí về đêm. Đây là không gian tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc đường phố... góp phần đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa cho người dân địa phương và du khách. Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh, thương mại, phát triển kinh tế cho người dân và các cơ sở kinh doanh trong khu vực sẽ góp phần cho sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của thành phố.

Để chuẩn bị cho phố đi bộ Hai Bà Trưng trở thành tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt qua nền tảng Hue-S, từ tháng 5/2023, UBND thành phố Huế cùng Trung tâm IOC và Công ty FPT Telecom đã triển khai quảng bá truyền thông, tập huấn, hỗ trợ các tiểu thương trên địa bàn kết nối thanh toán bằng Hue-S. Theo đó, tại mỗi cửa hàng đều dán mã QR cho phép người dân quét mã thanh toán hàng hoá dịch vụ bằng ứng dụng đô thị thông minh Hue-S có liên kết tài khoản ví điện tử, hoặc với thẻ ATM của 40 ngân hàng trong nước, thẻ quốc tế của 4 tổ chức Visa, MasterCard, JCB và American Express. Đến nay, đã có 105 cửa hàng chấp nhận thanh toán với Hue-S, tương đương 80% các tiểu thương kinh doanh trên tuyến phố.

leftcenterrightdel
 Mô hình “Tuyến phố không dùng tiền mặt qua nền tảng Hue-S” được các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại phố đi bộ Hai Bà Trưng  ủng hộ
Phường Vĩnh Ninh đặt mục tiêu 100% cửa hàng trên phố Hai Bà Trưng chấp nhận thanh toán với Hue-S và duy trì hoạt động này thường xuyên, nhằm trở thành hình mẫu trên địa bàn thành phố Huế hưởng ứng lời kêu gọi của UBND tỉnh về thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán số, phát triển kinh tế số.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế Trương Đình Hạnh thông tin: Triển khai tuyến phố không dùng tiền mặt qua nền tảng Hue-S là một chủ trương của tỉnh nhằm khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng ví điện tử trên Hue-S để thực hiện các giao dịch thanh toán, mua sắm, chi tiêu. Phố đi bộ Hai Bà Trưng- là địa điểm thích hợp để trở thành tuyến phố không tiền mặt đầu tiên, làm tiền đề để nhân rộng, triển khai ở các khu phố khác nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung.

Hiện, mô hình “Tuyến phố không dùng tiền mặt qua nền tảng Hue-S” đã và đang được các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại phố đi bộ Hai Bà Trưng tích cực quan tâm và ủng hộ.

Ra đời vào 16/6/2019, Chương trình Ngày không tiền mặt được Ngân hàng Nhà nước tổ chức thường niên nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và triển khai hiệu quả Chương trình chuyển đổi số Quốc gia, góp phần thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện - phổ cập dịch vụ tài chính ngân hàng tới số đông người dân. Ngày 25/5/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Công văn số 3956/NHNN-TT đề nghị các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tích cực và chủ động triển khai các hoạt động thiết thực trong khuôn khổ Chương trình Ngày không tiền mặt 2023 thông qua các chương trình ưu đãi, chính sách khuyến mãi phù hợp trong thời gian diễn ra sự kiện (trong tháng 6/2023 và vào Ngày không tiền mặt 16/6/2023).

Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các đơn vị tiếp tục nghiên cứu, áp dụng chương trình ưu đãi về phí dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán đối với khách hàng, trong đó ưu tiên thực hiện miễn phí duy trì tài khoản, phí rút tiền mặt đối với các khách hàng thuộc nhóm đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, trước mắt áp dụng tại địa bàn tỉnh Bình Dương và Thừa Thiên Huế.

Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt: Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 21/4/2022 về triển khai Đề án thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 – 2025; Công văn số 10587/UBND-DL ngày 05/10/2022 về việc triển khai giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; Công văn số 12418/UBND-DL ngày 22/11/2022 về việc triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Ra mắt từ tháng 10/2022, Ví điện tử trên Hue-S là giải pháp thanh toán số liền mạch cho phép người dân chỉ với ứng dụng đô thị thông minh đang sử dụng lâu nay có thể thanh toán các dịch vụ tiện ích kết nối với Hue-S như dịch vụ công, học phí, nước, vệ sinh môi trường và các dịch vụ ngoài app như viện phí, thanh toán với mã QR tại hơn 200.000 cửa hàng trên toàn quốc… Đến nay đã có hơn 35.000 tài khoản và hơn 600 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn tỉnh.

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Cùng doanh nghiệp chinh phục kinh tế số

Ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh thông tin, hiện tỉnh có trên 6.000 DN đang hoạt động. Sự xuất hiện của các sàn thương mại điện tử như TikTok, Sendo, Tiki, Lazada và Shopee... tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp.

Cùng doanh nghiệp chinh phục kinh tế số
Tuần lễ Chuyển đổi số Huế 2024 sẽ diễn ra từ 15 – 16/11

Để mở rộng quy mô sự kiện và đảm bảo sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương cùng nhiều đối tác chiến lược quan trọng trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức Tuần lễ Chuyển đổi số Huế 2024 vừa có thông báo điều chỉnh thời gian diễn ra sự kiện từ 25/10 sang 15 -16/11.

Tuần lễ Chuyển đổi số Huế 2024 sẽ diễn ra từ 15 – 16 11

TIN MỚI

Return to top