ClockThứ Sáu, 13/05/2022 13:50

Rà soát, phân bổ 95.000 tỷ đồng thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia

Chính phủ dự kiến phân bổ 100.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các bộ, ngành, địa phương để thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG).

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vữngKhẩn trương hoàn thiện thủ tục để giao kế hoạch vốn cho các chương trình mục tiêu quốc giaChọn dự án cấp bách tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi để đầu tư có trọng tâm

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường

Sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét việc dự kiến phương án phân bổ vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG).

Theo Tờ trình, Chính phủ phân bổ 100.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các bộ, ngành, địa phương để thực hiện 3 CTMTQG: phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới. Song Chính phủ đề nghị phân bổ 95.000 tỷ đồng, chưa phân bổ 5.000 tỷ đồng đối với một số nhiệm vụ, đề án, chương trình chuyên đề chưa được phê duyệt.

Qua thẩm tra, Ủy ban Tài chính - Ngân sách (UBTCNS) cơ bản nhất trí với Tờ trình, tuy nhiên cho rằng thời gian trình quá chậm, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đặc biệt bố trí kế hoạch vốn sau gần 1,5 năm chưa được phân bổ cụ thể đến các bộ, ngành, địa phương, gây lãng phí nguồn lực của quốc gia.

Chủ nhiệm UBTCNS Nguyễn Phú Cường đề nghị Chính phủ báo cáo làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc chậm triển khai các Nghị quyết của Quốc hội.

Về một số nội dung cụ thể, Chính phủ dự kiến phân bổ hơn 47.057 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và phân bổ hơn 2.942 tỷ đồng cho các bộ, cơ quan Trung ương.

Theo cơ quan thẩm tra, Chính phủ chưa làm rõ về sự cần thiết, tính chất của từng nhiệm vụ, cũng như các nguyên tắc, tiêu chí cụ thể. Do đó, UBTCNS đề nghị Chính phủ thuyết minh, làm rõ tiêu chí, căn cứ bố trí vốn để thực hiện các nhiệm vụ này; chỉ bố trí vốn cho các nhiệm vụ thực sự cần thiết, phục vụ trực tiếp cho quản lý, thực hiện Chương trình.

Về phân bổ vốn ngân sách Trung ương năm 2022, Chính phủ thấy rằng, tổng nguồn vốn năm 2022 của 3 CTMTQG là 34.049 tỷ đồng, đề xuất chỉ phân bổ 33.384 tỷ đồng, còn lại 665 tỷ đồng giao Chính phủ quyết định. Đa số ý kiến nhất trí với phương án phân bổ vốn Chính phủ trình, song đề nghị Chính phủ xây dựng phương án phân bổ 665 tỷ đồng và báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định theo đúng quy định tại Nghị quyết của Quốc hội.

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiêm túc rút kinh nghiệm và làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan vì sao chậm phân bổ vốn cho 3 CTMTQG, đồng thời, sẽ báo cáo Quốc hội bổ sung nội dung này vào chương trình giám sát năm 2023.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cần đẩy nhanh tiến độ, nhưng làm nhanh cũng phải đúng, trúng mục tiêu, nguyên tắc, tiêu chí, tiêu chuẩn mà Quốc hội đặt ra. Ông đề nghị Chính phủ rà soát thật kỹ, tuyệt đối phân bổ theo Nghị quyết của Quốc hội và những chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành.

Theo tienphong.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing
Ngành điện sẵn sàng các phương án ứng phó khi có sự cố

Cảnh báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện tượng La Nina tác động đến nước ta từ tháng 8/2024 với nguy cơ xảy ra bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất rất cao, trong đó, Thừa Thiên Huế là một trong những địa bàn trọng điểm thiên tai.

Ngành điện sẵn sàng các phương án ứng phó khi có sự cố

TIN MỚI

Return to top