ClockThứ Sáu, 08/04/2022 15:18

Sẽ thử nghiệm cho vay ngang hàng

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo lấy ý kiến Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là lần lấy ý kiến dự thảo thứ hai.

Nông dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn vayVay ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội là 4,8%/nămQuan tâm vốn vay cho các đối tượng bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Thử nghiệm cho vay ngang hàng. Ảnh: NGỌC THẮNG

Theo bản dự thảo, công ty cho vay ngang hàng trong quá trình tham gia cơ chế thử nghiệm không được thực hiện các hành vi: cung cấp biện pháp bảo đảm tiền vay; cung cấp dịch vụ môi giới thông tin cho việc vay tiền phục vụ hoạt động đầu tư cổ phiếu và các hoạt động mang tính rủi ro cao khác; sử dụng trái phép nguồn tiền từ khách hàng; các nhân sự sáng lập, quản lý điều hành tham gia vay, cho vay và là bên bảo đảm hoặc bảo lãnh qua giải pháp Fintech do mình vận hành, lợi dụng ưu thế quản lý, điều hành làm thay đổi các thông tin qua giải pháp Fintech, thực hiện hành vi lừa đảo, gian lận, chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Đồng thời, nhân sự quản lý, điều hành công ty cho vay ngang hàng không được đồng thời là chủ sở hữu, nhân sự quản lý, điều hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính, tín dụng, cầm đồ, kinh doanh đa cấp, là chủ các dây hụi, họ hoặc đang làm trong lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh các lĩnh vực liên quan đến trung gian thanh toán, ví điện tử.

Theo tờ trình nghị định của Ngân hàng Nhà nước, số lượng các công ty có hoạt động hoặc tham gia cung ứng dịch vụ, giải pháp Fintech tại Việt Nam đã tăng nhanh chóng từ khoảng 40 công ty vào cuối năm 2016 lên đến khoảng 200 công ty ở thời điểm hiện tại với nhiều mảng, lĩnh vực hoạt động khác nhau như thanh toán, cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, quản lý tài chính cá nhân...

Sự phát triển nhanh chóng, mở rộng phạm vi của Fintech đã khiến cơ quan quản lý tài chính - tiền tệ của nhiều quốc gia phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong công tác quản lý, giám sát như nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố (AML/CFT), đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu người dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà đầu tư… Cũng như nhiều cơ quan quản lý trên thế giới, Ngân hàng Nhà nước và một số cơ quan liên quan cũng đang gặp phải những thách thức mới trong công tác quản lý Nhà nước với sự xuất hiện của các công ty Fintech khi chưa có khung pháp lý toàn diện hoặc quy định pháp lý cụ thể để điều chỉnh. Do đó tiềm ẩn rủi ro, hệ lụy tiêu cực trên một số phương diện như cạnh tranh công bằng, ổn định tài chính, an ninh mạng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đơn cử, trong hoạt động P2P Lending nổi lên tại Việt Nam trong giai đoạn gần đây, một số công ty lấy danh nghĩa mô hình P2P Lending lợi dụng sự thiếu kiến thức, hiểu biết của người dân để lừa bịp, gian dối, quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất cao để lừa đảo, chiếm đoạt tiền vốn của người dân bỏ tiền đầu tư mô hình cho vay này hoặc lừa dối người vay về lãi suất “thấp”, điều kiện vay ưu đãi trong khi tính và áp dụng mức lãi suất thực tế cao “cắt cổ”, tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Một số thỏa thuận giữa các bên tham gia trong mô hình P2P Lending (công ty P2P Lending và nhà đầu tư, công ty P2P Lending và bên thứ ba, công ty P2P Lending và khách hàng vay…) thiếu rõ ràng, minh bạch, thiếu ràng buộc có tính pháp lý, chưa có cơ chế giám sát, hậu kiểm đối với việc sử dụng, quản lý vốn vay đúng mục đích của người đi vay, nên có thể dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện giữa các bên.

Theo thanhnien.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp phụ nữ thoát nghèo từ nguồn vốn vay

Gần 20 năm làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, chị Đặng Thị Xuân, Chi hội Phụ nữ thôn Phường 4 xã Vinh Hà (Phú Vang) tận tụy với công việc, quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, giúp nhiều hộ vay vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.

Giúp phụ nữ thoát nghèo từ nguồn vốn vay
TP. Huế triển khai gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo

Nhằm tập trung huy động các nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn giải ngân các chương trình tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), đảm bảo an sinh xã hội, UBND TP. Huế triển khai kế hoạch gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo.

TP Huế triển khai gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo
Khen thưởng giao dịch viên Vietinbank kịp thời ngăn chặn hành vi lừa đảo

Chiều 29/5, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đã khen thưởng đột xuất bà Trần Thị Kiều Oanh, giao dịch viên Vietinbank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã có thành tích xuất sắc trong việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, góp phần giảm thiểu thiệt hại cho khách hàng.

Khen thưởng giao dịch viên Vietinbank kịp thời ngăn chặn hành vi lừa đảo
Lãi suất ngân hàng rục rịch tăng trở lại

Nhiều ngân hàng trong tuần qua đã công bố biểu lãi suất tiết kiệm mới với mức tăng từ 0,1 – 0,5 điểm phần trăm, trong đó có ngân hàng điều chỉnh lãi suất tăng liên tiếp trong 2 ngày. Điều này cho thấy, tín dụng của các ngân hàng hiện đang dần ấm lên.

Lãi suất ngân hàng rục rịch tăng trở lại
Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng

TIN MỚI

Return to top