ClockThứ Bảy, 15/08/2020 08:47

Sử dụng công nghệ phòng, chống dịch COVID-19

TTH - Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) đã và đang phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bằng việc kích hoạt triển khai đồng thời hàng loạt ứng dụng công nghệ thông qua nền tảng Hue-S và mạng xã hội. Trao đổi với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn cho biết:

Quy định mới triển khai hệ thống thông tin phản ánh hiện trườngHướng dẫn cách triển khai Ứng dụng hỗ trợ thông tin phòng chống dịch COVID-19

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn

Cho đến nay, mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, các địa phương liền kề như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị đều xuất hiện và gia tăng nhiều ca bệnh, nhưng Thừa Thiên Huế vẫn “đứng vững” cho thấy ngoài sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân, công tác thông tin truyền thông qua sử dụng công nghệ có vai trò quan trọng trong phòng chống dịch. 

Từ đợt dịch COVID-19 đầu tiên, IOC đã chứng minh được hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh bằng việc kích hoạt triển khai nhiều ứng dụng thông qua nền tảng Hue-S và mạng xã hội. Đợt dịch thứ 2 này thì sao, thưa ông?  

Từ khi đợt dịch thứ 2 xuất hiện, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh, UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) dựa trên những ứng dụng có sẵn và những ứng dụng mới phát triển, đồng loạt kích hoạt các ứng dụng này để phòng, chống dịch.

Cán bộ Trung tâm IOC trực 24/24 giờ nhằm tiếp nhận các thông tin người dân gửi về để chuyển cơ quan chức năng xử lý. Ảnh: THÁI BÌNH

Theo ông, ứng dụng nào mang lại hiệu quả nhất, được người dân hưởng ứng trong phòng chống dịch?

Mỗi ứng dụng được kích hoạt đều có thế mạnh riêng, tựu chung là đều giúp cơ quan chức năng triển khai tốt nhất công tác ngăn chặn dịch bệnh vào địa bàn. Có ứng dụng giúp cơ quan chức năng thực hiện tốt việc truy vết, ngăn chặn đối tượng nghi ngờ vào địa bàn, cũng có ứng dụng giúp cho chính quyền địa phương thu thập được tình trạng sức khỏe, kiểm soát dịch tễ của người dân.

Triển khai chỉ đạo của Trung ương, Sở TT&TT tổ chức tuyên truyền, vận động, triển khai cho toàn dân cài đặt phần mềm bluezone (khẩu trang điện tử)- ứng dụng được xem là một bước tiến mới, có tính đột phá trong việc sử dụng công nghệ để phòng, chống dịch. Tỷ lệ triển khai toàn tỉnh đến giờ đạt dưới 15% và chúng tôi đang tiếp tục tuyên truyền người dân cài đặt.

Cán bộ Trung tâm IOC trực 24/24 giờ nhằm tiếp nhận các thông tin người dân gửi về chuyển cơ quan chức năng xử lý

Về phía tỉnh, chúng tôi kích hoạt hệ thống khai báo y tế. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, khai báo một lần là chưa đủ mà cần phải cập nhật, khai báo thường xuyên, nhất là khi người dân có tình trạng thay đổi về sức khỏe và những cảnh báo mới của cơ quan chức năng.

Ông có thể nói về việc sử dụng công nghệ trong thông tin tuyên truyền hiện nay?

Ông Nguyễn Xuân Sơn cho biết, hiện nay sở đang hoàn thiện các tờ rơi theo phương pháp “Sổ tay phòng chống dịch bệnh COVID-19”. Các sổ tay này được chuyển đến tận tay hộ gia đình, hộ kinh doanh trong thời gian chống dịch. Nội dung của sổ tay này hướng dẫn người dân về: khai báo y tế, cập nhật ứng dụng bluezone, truy cập thông tin mạng chính thống, số điện thoại, địa chỉ phản ánh và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương ra sao.

Chúng tôi tổ chức giám sát thông tin mạng, truyền thông cho người dân nắm và biết được những kênh thông tin chính thống để truy cập, nắm bắt tình hình dịch bệnh. Thông qua việc tổ chức mạnh, toàn diện các kênh truyền thông từ các website, báo điện tử, fecebook, zalo… cập nhật thông tin tin cậy, kịp thời cho người dân được rõ.

Nhất là việc cung cấp nhanh các thông tin tình hình dịch bệnh, lộ trình các ca nhiễm để người dân nắm, khai báo y tế trên hệ thống online của tỉnh. Toàn bộ dữ liệu này sau đó được chuyển qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) và giúp cho CDC sàng lọc, khoanh vùng đối tượng để triển khai công tác điều tra dịch tễ.

Trong mùa dịch, công cụ Hue-S và đường dây nóng 19001075 được phát huy như thế nào?

Công cụ Huế-S với nền tảng phản ánh hiện trường đã thông báo kịp thời cho người dân những tình hình mới về dịch bệnh. Triển khai kênh để tiếp nhận cho người dân những thông tin mình nhận được có chính xác hay không. Hue-S sẽ khẳng định nội dung đó có hay không, đúng hay sai để người dân chủ động tiếp cận, trao đổi. Hệ thống này cũng tiếp nhận nhiều phản ánh tích cực giúp chính quyền các cấp phòng chống dịch bệnh tốt hơn.

Việc triển khai đường dây nóng hỗ trợ tư vấn, khám sàng lọc, cách ly, điều trị COVID-19: 19001075 với cơ chế thống nhất, ứng trực 24/24 giờ được kết nối với tất cả các lực lượng, địa phương, các chốt kiểm soát. Khi người dân gọi đến sẽ được kết nối, IOC cũng kích hoạt quy trình trung tâm giải đáp, thông tin được cập nhật thường xuyên, phối hợp với các lực lượng để cung cấp kịp thời thông tin cho người gọi, quan tâm. Đến nay, trung tâm đã tiếp nhận hơn 5.200 cuộc gọi đến, đồng thời phân luồng cho cơ quan chức năng giải đáp, hỗ trợ tư vấn, khám sàng lọc, cách ly… 

Vấn đề người dân quan tâm hiện nay là việc kiểm soát người Huế từ các tỉnh khác trở về và các dịch vụ vận tải hàng hóa qua địa bàn được triển khai như thế nào?

Đối với người ngoài tỉnh, chúng tôi triển khai hệ thống khai báo y tế đăng ký vào Huế. Hệ thống này được kết nối đến tận phường xã. Theo quy định, người ngoài tỉnh trước khi vào Huế phải khai báo y tế. Trên cơ sở đó, dữ liệu sẽ được chuyển về chính quyền địa phương cấp huyện, căn cứ vào hồ sơ khai báo y tế, xem xét vùng dịch tễ cũng như nhu cầu để quyết định có cho người đó vào Huế hay không. Đây là một động thái kịp thời, linh động của tỉnh, giúp cho người dân có thể vào Huế kịp thời nhưng cũng có thể kiểm soát tốt tình hình dịch tễ.

Tuy nhiên, vừa qua cũng có nhiều trường hợp nôn nóng, lo sợ, nhất là người từ Đà Nẵng, Quảng Nam… đã có thông tin khai báo không chính xác. Nhờ hệ thống này, các lực lượng nắm thông tin từ chính quyền địa phương, xác định đối tượng đó khai báo không chính xác, từ đó động viên cho những người không thực sự cần thiết, cấp thiết thì hãy ở lại và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh của chính quyền địa phương đó, không nên vội vàng trở về.

Đối với phương tiện giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa, xe khách, chúng tôi phối hợp với Sở Giao thông vận tải (GTVT) để kiểm soát tốt. Thứ nhất là xe vận chuyển hàng hóa vào Huế, thì phải được khai báo bởi các chủ hàng tại Huế. Trên cơ sở đó, Sở GTVT xem xét có phù hợp hay không để cho vào. Chúng tôi sử dụng hệ thống camera để giám sát hành trình của phương tiện đến Huế.

Đối với các trường hợp tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, các doanh nghiệp sẽ phải cam kết với Sở GTVT và cũng phải đăng ký theo từng chuyến hàng được chuyển vào. Các công đoạn này đều được hệ thống kiểm soát chặt chẽ, đúng lộ trình. Toàn bộ dữ liệu này đều được công khai trên mạng để mọi người có thể nắm, phản ánh các trường hợp vi phạm.

Việc phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm về phòng chống dịch bệnh như đưa tin sai sự thật, khai báo y tế không trung thực, trốn tránh khai báo để khỏi cách ly được tỉnh xử lý như thế nào?  

Trên thực tế, thời gian qua thông qua các hệ thống từ IOC, cơ quan chức năng đã xử phạt nhiều trường hợp vi phạm phòng chống dịch. Trong đó, có 5 trường hợp thông tin sai sự thật về dịch COVID-19 gây hoang mang dư luận; 4 trường hợp khai báo không trung thực; hàng chục trường hợp không mang khẩu trang nơi công cộng…

Xin cảm ơn ông!

THÁI BÌNH (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024

Sáng 21/11, lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) thông tin, đơn vị đang tiến hành trao giải và giấy chứng nhận cho 100 khách hàng tiêu biểu đã đạt các tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do đơn vị phát động.

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top