ClockThứ Ba, 05/03/2019 08:55

Sửa đổi mức hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 12/2019/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010.

Cơ hội xúc tiến đầu tư, quảng bá thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp

Cụ thể, Quyết định 12/2019/QĐ-TTg sửa đổi mức hỗ trợ đối với các hoạt động xúc tiến thương mại.

Theo đó, mức hỗ trợ tối đa 100% áp dụng đối với các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương được hỗ trợ từ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại.

Mức hỗ trợ 100% cũng áp dụng đối với các nội dung Chương trình xúc tiến thương mại miền núi, biên giới, hải đảo và một số nội dung Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước (gồm: Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước; xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; nghiên cứu phát triển hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng thương mại; các ấn phẩm để phổ biến kết quả điều tra, khảo sát, phổ biến pháp luật, tập quán, thói quen mua sắm; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hóa và dịch vụ Việt Nam đến người tiêu dùng trong nước qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác; đào tạo, tập huấn ngắn hạn về kỹ năng kinh doanh, tổ chức mạng lưới bán lẻ; hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo chuyên ngành ngắn hạn cho các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành đặc thù; đào tạo kỹ năng phát triển thị trường trong nước cho các đơn vị chủ trì; hợp tác với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển thị trường trong nước).

Mức hỗ trợ 70% áp dụng cho tổ chức các hoạt động bán hàng: thực hiện các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, các khu công nghiệp, khu đô thị thông qua các doanh nghiệp kinh doanh theo ngành hàng, hợp tác xã, tổ hợp tác xã cung ứng dịch vụ trên địa bàn theo các đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Mức hỗ trợ 50% áp dụng cho các nội dung: Tổ chức các hội chợ, triển lãm hàng tiêu dùng tổng hợp hoặc vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, giới thiệu các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đến người tiêu dùng theo quy mô thích hợp cho từng địa phương; Hỗ trợ công tác quy hoạch, quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng thương mại; Tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại thị trường trong nước tổng hợp: tháng khuyến mại, tuần “hàng Việt Nam”, chương trình “hàng Việt” chương trình giới thiệu sản phẩm mới, bình chọn sản phẩm Việt Nam được yêu thích nhất theo tháng, quý, năm theo các đề án được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.

Bên cạnh đó, hỗ trợ kinh phí cho người của đơn vị chủ trì đi theo đoàn thực hiện công tác tổ chức đối với hoạt động tổ chức, tổ chức tham gia hội trợ triển lãm thương mại tại nước ngoài và tổ chức đoàn khảo sát thị trường, giao dịch với tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài: Hỗ trợ công tác phí cho 1 người của đơn vị chủ trì đo theo đoàn thực hiện công tác tổ chức đối với đoàn có dưới 8 doanh nghiệp, hỗ trợ 2 người cho đoàn có từ 8-15 doanh nghiệp, hỗ trợ 3 người cho đoàn có từ 16-30 doanh nghiệp, và 4 người cho đoàn có từ 31-50 doanh nghiệp và 5 người cho đoàn từ 51 doanh nghiệp trở lên.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác thương mại kỹ thuật số: Viên gạch góp phần xây dựng Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN

Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể cho thấy một số bước phát triển lớn để hợp tác trong nền kinh tế kỹ thuật số vào cuối quý III năm nay, nhờ những tiến triển trong các cuộc đàm phán được thực hiện bởi nhóm làm việc chung của hai khối. Đây là nhận định được ông Chris Humphrey, Giám đốc Điều hành Hội đồng doanh nghiệp EU - ASEAN (EU - ABC) đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trên Tạp chí The Business Times.

Hợp tác thương mại kỹ thuật số Viên gạch góp phần xây dựng Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN
Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

TIN MỚI

Return to top