ClockThứ Tư, 18/03/2020 13:30

Tạm ngừng cấp thị thực vào Việt Nam: Chấp nhận thiệt hại kinh tế trước mắt

Tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh đến Việt Nam sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế đất nước nói chung và ngành hàng không nói riêng.

Bộ Văn hóa đề nghị các địa phương tạm ngừng lễ hội để phòng, chống dịch CoronaEU thông qua cơ chế về ngừng miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ

Dịch bệnh Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Trước tình hình này, ngày 17/3, Bộ Ngoại giao thông báo, Chính phủ Việt Nam đã quyết định tăng cường các biện pháp phòng, chống và ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng. Theo đó, sẽ tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong khoảng thời gian 30 ngày bắt đầu từ 0h00 ngày 18/3.

Theo các chuyên gia kinh tế, vận tải hàng không là một trong những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch này. Việc tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các hãng hàng không của Việt Nam. Tuy nhiên, quyết định của Chính phủ Việt Nam trong thời điểm này là hoàn toàn cần thiết, nhất là khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu.

Tạm ngừng cấp thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long bày tỏ quan điểm, dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp và đã xuất hiện trên 120 quốc gia, trước tình hình này thì việc giao thương, đi lại giữa các nước nên hạn chế. Trước bối cảnh có nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển họ cũng đã đóng cửa khẩu, đóng cửa biên giới, Việt Nam không thể tách khỏi xu hướng đó.

Nhiệm vụ số 1 của cả nước hiện nay là chống dịch, nếu để đạt được 2 mục tiêu: vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế là cực kỳ khó. Bước đầu phải chấp nhận hy sinh lợi ích về mặt kinh tế. Bởi nếu có thúc đẩy kinh tế nhưng dịch bệnh phát triển thì tổn thất của nó còn lớn hơn kết quả kinh tế thu được.

“Trong lúc này, Nhà nước cần tính toán một cách cụ thể các biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế. Mục tiêu hàng đầu hiện nay là kiểm soát dịch bệnh. Nếu làm được điều đó thì mới tạo điều kiện cho kinh tế phục hồi và phát triển được”, ông Ngô Trí Long nói.

Suy giảm kinh tế là không thể tránh khỏi

Còn theo TS. Lê Đăng Doanh, việc tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trước mắt sẽ ảnh hưởng nhiều đến ngành vận tải hàng không. Từ đó sẽ  dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực khác đến các ngành: du lịch, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lưu niệm. Sự suy giảm của nền kinh tế là không thể tránh khỏi… Theo ông Doanh, đây là điều bất khả kháng nhưng chúng ta vẫn phải làm trong bối cảnh hiện nay.

Với các doanh nghiệp vận tải hàng không, những thiệt hại mà dịch Covid-19 gây ra là một cú “shock” quá lớn. Trước quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đã phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề.

Cụ thể, Ngay sau khi có thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, tối qua (17/3), 4 chuyến bay của Anex Việt Nam (đơn vị chuyên đưa khách Nga đến Việt Nam) đang bay trên bầu trời phải bay ngược trở lại Nga. Bởi theo quy định, khách không có xác nhận y tế không bị dương tính với Covid-19 sẽ không được nhập cảnh hoặc phải bị cách ly 14 ngày,  đúng bằng kỳ nghỉ 14 ngày của khách Nga tới Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch Crystal Bay, Công ty Anex: Chỉ tính riêng Cty Anex Việt Nam đã phải hủy kỳ nghỉ của 39.000 khách Nga đã mua tour tới Việt Nam trong 4 tuần tới. Tổn thất về doanh thu (xuất khẩu tại chỗ) là hơn 62 triệu USD/tháng.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế dự báo, doanh thu của các hãng bay trên toàn cầu sẽ giảm từ  63 - 113 tỷ USD trong năm nay vì dịch bệnh.

Đại diện Tổng cục Du lịch thì cho biết, sự bùng phát của dịch Covid-19 được dự báo sẽ gây ra thiệt hại không nhỏ đối với du lịch Việt Nam, nhất là sự sụt giảm mạnh của lượng khách du lịch đến từ thị trường Trung Quốc vốn đang chiếm trên 30% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Du lịch là một trong những ngành bị thiệt hại nhiều nhất do dịch Covid-19 khi liên tục những địa điểm phải đóng cửa để đảm bảo an toàn cho du khách.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

TIN MỚI

Return to top