ClockThứ Ba, 24/08/2021 18:57

Tăng cường biện pháp kiểm soát và xác định hướng gió trước khi kích nổ mìn

TTH.VN - Ngày 24/8, một số hộ dân ở Phong Xuân (Phong Điền) đã vào khu vực mỏ đá nguyên liệu của Công ty CP xi măng Đồng Lâm, ngăn cản đơn vị này sản xuất vì cho rằng việc nổ mìn của nhà thầu làm bụi bay vào nhà dân.

Tiếp tục tháo gỡ, xử lý các vướng mắc tại mỏ đá Đồng Lâm - Bài : Đảm bảo quyền lợi người dânTiếp tục giải pháp ổn định cuộc sống người dânCông ty Tân Việt Bắc:Thống nhất thoả thuận với người dân Phong XuânChờ phương án, chủ trương di dời, tái định cư ở Phong XuânBưởi da xanh “đẩy lùi” vườn tạpPhải có phương án cụ thể, đảm bảo an toàn và quyền lợi cho người dânPhong Xuân: Khai thác mỏ đá ảnh hưởng đời sống người dân

Người dân chặn xe vận tải tại khu vực mỏ đá nguyên liệu Phong Xuân

Công ty CP Xi măng Đồng Lâm cho biết, đã có văn bản gửi UBND xã Phong Xuân báo cáo về việc các hộ dân gần khu vực cầu Cây Mưng đã tự ý vào khu vực mỏ đá nguyên liệu của đơn vị này nhằm ngăn cản công tác khai thác đá và yêu cầu được trả công, giải quyết việc bụi bay vào nhà người dân.

Theo người dân ở đây cho biết, nhiều năm nay, hoạt động nổ mìn phá đá tại mỏ đá nguyên liệu của Công ty CP Xi măng Đồng Lâm đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, gây khói bụi trong khu vực. Khoảng 7 hộ dân đã vào khu vực mỏ đá vôi để cản trở thi công trong chiều ngày 23 và sáng 24/8.

Ông T.V.L, một hộ dân ở Phong Xuân- có nhà nằm ngoài khu vực phạm vi đê bao của mỏ đá thông tin, trưa 23/8, đơn vị thi công nổ mìn, gió đẩy khói bụi vượt ra đê bao và bay vào nhà dân. Việc nổ mìn nhiều năm ảnh hưởng đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân nhưng vẫn chưa được giải quyết được rốt ráo. Dù phía công ty có hỗ trợ nhưng gia đình chúng tôi vẫn chưa đạt được thỏa thuận.

Ông Phạm Văn Bằng, Giám đốc điều hành mỏ đá vôi Phong Xuân khẳng định, ngày 23/8, nhà thầu khai thác mỏ Tân Việt Bắc có kế hoạch nổ bãi mìn cách đê bao số 2 khoảng 200m, cách khu vực nhà dân phía cầu Cây Mưng khoảng 500m với khối lượng thuốc nổ là 2,2 tấn.

Quá trình thi công nổ mìn, Phòng Quản lý Đầu tư xây dựng và khai thác mỏ đã bố trí người chịu trách nhiệm giám sát và phối hợp chỉ đạo nổ mìn cùng nhà thầu Tân Việt Bắc, kiểm tra an toàn trong khu vực, xác định hướng gió. Thời điểm này đại diện chính quyền địa phương cũng có mặt giám sát nổ mìn tại vị trí cổng A19 mỏ đá vôi. Trước khi bãi mìn được kích nổ thì hướng gió đang thổi về phía đê bao số 1 (phía Đông, khu vực đồng ruộng không có dân cư).

Tuy nhiên, khi gió đổi hướng đã làm khói bụi bay ra khỏi đê bao số 2, hướng tới khu vực nhà dân. Ngay sau đó, có khoảng 7 hộ dân phía cầu Cây Mưng tụ tập ra phía đường bê tông giáp đê bao số 2 để kiến nghị, ngăn chặn nổ mìn (trong đó có một số hộ đã nhận tiền hộ trợ khói bụi hàng tháng 400 nghìn đồng/người của công ty).

Cùng ngày, UBND xã Phong Xuân đã lập biên bản ghi nhận hiện trường và thống nhất các bên sẽ tổ chức họp giải quyết việc này vào ngày 27/8 tới.

“Các hộ dân cho rằng khói bụi đã bay tới nhà họ, mặc dù Đồng Lâm đã đưa ra các bằng chứng chứng minh chưa có cơ sở nói việc nổ mìn lần này gây bụi đến nhà các hộ dân nhưng người dân kích động, chặn xe vận chuyển tại mỏ đá và sau đó các hộ dân yêu cầu Đồng Lâm và nhà thầu Tân Việt Bắc phải thanh toán thêm tiền công cho họ ra đứng chặn nổ mìn”, ông Bằng cho biết thêm.

Các bên sẽ tổ chức họp giải quyết vấn đề nổ mìn, khói bụi vào ngày 27/8 tới

Ông Phạm Phước Hiền Hòa, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xi măng Đồng Lâm khẳng định, quan điểm của đơn vị là nếu nhà thầu khai thác có nổ mìn bay bụi đến nhà dân thì dứt khoát nhà thầu phải kiểm điểm, bồi thường thỏa đáng. Tuy nhiên, trong khi sự việc chưa rõ ràng, chưa đến thời hạn cuộc họp để tìm tiếng nói chung vào ngày 27/8 tới mà người dân kéo vào mỏ ngăn chặn sản xuất, làm ảnh hưởng hoạt động sản xuất công ty, gây bất ổn cho doanh nghiệp.

Ông Hòa đánh giá, công tác nổ mìn trong buổi trưa ngày 23/8, giám sát mỏ Đồng Lâm và chỉ huy trưởng của nhà thầu Tân Việt Bắc có phần chủ quan, chưa kiểm soát và đánh giá kỹ lưỡng hướng gió trong quá trình kích nổ mìn (hướng gió quẩn, có khả năng bị thay đổi). Do vậy, đã để xảy ra sự việc khói bụi bay phát tán ra ngoài phạm vi đê bao số 2, hướng về phía nhà dân khu vực cầu Cây Mưng.

Cũng theo ông Hòa, thời gian qua, Công ty CP xi măng Đồng Lâm đã phối hợp với chính quyền thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người dân có tình có lý, phù hợp với thực tế bị ảnh hưởng, đảm bảo quyền lợi của người dân. Theo đó, đã hỗ trợ khói bụi 400 nghìn đồng/người/tháng cho người dân liên quan, hỗ trợ mùa vụ cho đất trồng lúa với mức 2.000.000 đồng/sào/năm, hỗ trợ đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng sản xuất mức 1.200.000 đồng/sào/năm.... Đồng thời, tham vấn ý kiến của chính quyền địa phương khi giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác mỏ đá vôi.

Do vậy, thời gian tới, để tiếp tục giảm thiểu ảnh hưởng đến các hộ dân trong quá trình nổ mìn, công ty tăng cường biện pháp kiểm soát và xác định hướng gió trước khi kích nổ mìn bằng cách cắm bổ sung thêm các cờ báo hiệu hướng gió dọc đê bao số 1, 2, 3 để thuận lợi cho việc xác định hướng gió trước khi nổ mìn.

Với những ngày gió thay đổi và có gió quẩn thì thực hiện thêm một số giải pháp xác định chính xác hướng gió như tạo khói tại một số vị trí đê bao mỏ xác định chính xác hướng gió thổi. Chỉ thực hiện nổ mìn khi hướng gió không thổi về phía dân cư.

Ngoài ra, công ty cũng tăng cường biện pháp giám sát trong quá trình nổ mìn bằng cách làm việc với chính quyền địa phương để thống nhất bố trí 1 cán bộ giám sát quá trình nổ mìn tại mỏ đá nhằm đảm bảo khách quan cho các bên.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm

Không trông chờ vào những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, huyện Phong Điền đã xóa được nhà tạm cho nhiều hộ nghèo ở địa phương.

Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm
Trao 18 suất quà đến gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông

Chiều 20/11, ông Hoàng Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, cùng đại diện các ban, phòng, đơn vị chức năng liên quan đã đến thăm hỏi, động viên các gia đình có nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) hiện đang gặp hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Trao 18 suất quà đến gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Return to top