ClockThứ Năm, 12/11/2020 19:26

Tăng cường tần suất, thời lượng phát tin ứng phó bão số 13

TTH.VN - Đó là nội dung quan trọng tại cuộc họp bàn giải pháp ứng phó bão số 13 theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh, do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tổ chức chiều 12/11.

Bạn trẻ “giải cứu” dưa hấu Quảng Ngãi

Lực lượng biên phòng giúp dân giằng chống nhà cho người dân Thuận An (Phú Vang)

Bão số 13 cực mạnh, nguy cơ khó lường được dự báo nhiều khả năng vào miền Trung, trong đó tâm bão có thể vào Thừa Thiên Huế. Vì vậy, yêu cầu của lãnh đạo tỉnh cần phải triển khai kích hoạt hệ thống thông tin, đài phát thanh phường, xã, thông tin lưu động nhằm tăng cường thời lượng, tần suất phát tin cảnh báo, tuyên truyền các giải pháp ứng phó bão số 13 với phương châm “4 tại chỗ”, phát huy “tự quản tại chỗ”.

Trên các phương tiện phát thanh, thông tin lưu động cần tập trung tuyên truyền, cảnh báo người dân đề cao cảnh giác, không chủ quan lơ là với bão lớn. Người dân các vùng xung yếu, có nguy cơ sạt lở núi, bờ biển, bờ sông, vùng thấp trũng, các hộ có nhà thiếu kiên cố, mất an toàn chấp hành lệnh, chủ động sơ tán nhằm bảo vệ tính mạng; triển khai giằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền an toàn.

Trong thời gian diễn ra bão, lũ lớn, yêu cầu người dân tuyệt đối không ra khỏi nhà, đi lại trên đường, tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến khi bão tan…

Phong Điền: Di dời 723 hộ với hơn 1.900 khẩu

Mưa lớn từ ngày từ ngày 11 và ngày 12, cộng với xả lũ của thủy điện, nhiều vùng trên địa bàn huyện Phong Điền ngập sâu trong nước. 

Phương tiện đi qua vùng ngập lụt là xe máy cày

Tại các tuyến đường như: Quốc lộ 49B, TL4, TL6, 8C, 11A, 11C, 17… bị ngập sâu nhiều điểm, có nơi sâu 3,5m. Toàn huyện có 1.713 nhà bị ngập (Mức ngập sâu nhất khoảng 1,5m tại tổ dân phố Vĩnh Nguyên, Trạch Tả - Thị trấn Phong Điền).

Ông Hoàng Văn Thái, Quyền chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, để chủ động phòng chống mưa lũ diễn biến phức tạp, UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai sơ tán người dân khẩn cấp ở khu vực có nguy cơ sạt lở ở vùng núi, gò đồi, ven sông suối, ven biển, khu vực thấp trũng, ngập úng.

Đến nay, huyện đã di dời 723 hộ với hơn 1.900 khẩu (Tập trung tại: Phong Chương, Phong Thu và thị trấn Phong Điền). Ngoài ra, huyện chỉ đạo Công an huyện phối hợp với các địa phương để cắm biển cảnh báo các điểm ngập sâu, chảy xiết, không để người dân đi lại tránh gặp tai nạn đáng tiếc. Bên cạnh đó, huyện yêu cầu các địa phương tổ chức trực ban 24/24 giờ để thường xuyên theo dõi diễn biến của mưa lũ.

 

Tin, ảnh: Hoàng Thế-Hải Huế  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở

Trước tình hình mưa lớn, nguy cơ sạt lở và ngập lụt sâu, trong sáng 5/11, các địa phương của huyện Phú Lộc đã triển khai sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ cao về sạt lở, rào chắn cảnh báo các vị trí ngập lụt sâu.

Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

TIN MỚI

Return to top