ClockThứ Hai, 08/07/2024 06:17

Tăng tốc trên công trường cầu vượt sông Hương

TTH - Nhà thầu công trình cầu vượt sông Hương đang tăng tốc thi công, phấn đấu vào cuối tháng 7 này sẽ hợp long phần vòm cầu và thông xe kỹ thuật vào giữa tháng 10 tới.

Bàn giao mặt bằng “sạch” cho các dự án trọng điểmTháo gỡ mặt bằng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông HươngKhẩn trương bàn giao mặt bằng cho dự án xây dựng cầu vượt sông Hương

 Nhà thầu Trung Chính đang tiến hành thi công tại trụ cầu phía nam khu vực đường Bùi Thị Xuân

Những ngày này, dù thời tiết nắng nóng nhưng trên công trường dự án (DA) cầu vượt sông Hương và đường dẫn hai đầu, cán bộ kỹ sư, công nhân của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính (Công ty Trung Chính) - đơn vị thi công cầu vượt sông Hương, chia làm nhiều mũi tăng tốc thi công.

Kỹ sư Thái Đình Đạo, Phó Chỉ huy trưởng công trường của Công ty Trung Chính cho biết, hiện có khoảng 250 công nhân chia làm 3 ca thay nhau làm việc ở công trình này; trong đó, ca đêm bắt đầu làm việc lúc 10h tối cho đến 6h sáng hôm sau.

Tại thời điểm này, nhà thầu Trung Chính huy động gần 10 phương tiện cầu cẩu lớn, nhỏ; cùng phao đà, sà lan, tàu đẩy đi cùng với các cần cẩu để đẩy nhanh thi công hoàn thiện các cọc trụ, thân trụ, lắp đặt các đốt chân vòm và lắp đặt bản mặt cầu... Công trình cầu này có kết cấu bê-tông cốt thép và thép, đến thời điểm này có gần 9.000 tấn cấu kiện đã được sản xuất chuyển về lắp ráp.

Một kỹ sư làm việc tại mũi thi công lắp đặt bản mặt cầu, mồ hôi nhễ nhãi dưới cái nắng trưa cho biết, cầu có nhịp chính dài 180m nên có khoảng thông thuyền giữa sông khá lớn. Đây cũng là một trong những nhịp cầu thép lớn nhất của Việt Nam. Do vậy, nhà thầu bám sát thiết kế thi công đảm bảo tuyệt đối không để sai sót một chi tiết dù là nhỏ nhất trong từng hạng mục liên quan. Cũng do đặc điểm của nhịp cầu thép khá lớn nên trong quá trình thi công, nhà thầu thực hiện phương án bảo hộ chống vật rơi, bảo đảm thuyền bè lưu thông qua lại an toàn.

“Với điều kiện thời tiết thuận lợi như hiện nay, vào cuối tháng 7 này, DA cầu vượt sông Hương sẽ hợp long phần vòm cầu và thông xe kỹ thuật vào giữa tháng 10 tới” - kỹ sư Thái Đình Đạo nói.

Về đường dẫn vào cầu, do Công ty Cổ phần Đường bộ 1 Thừa Thiên Huế thi công, hiện đã tiến hành phá dỡ, đào bóc, vận chuyển đất đá đến bãi thải xây dựng đối với diện tích mặt bằng phía đường Bùi Thị Xuân. Tuy nhiên, mặt bằng ở đây còn vướng mắc, chỉ có khu vực nằm gần mố cầu A2 mới giải phóng hoàn toàn và Công ty Trung Chính đã tập kết phương tiện, máy móc thi công… Hiện nay, chủ đầu tư yêu cầu Trung tâm Phát triển Quỹ đất (PTQĐ) TP. Huế - đơn vị được giao giải phóng mặt bằng (GPMB), sớm giao mặt bằng sạch cho nhà thầu thi công.

Theo Trung tâm PTQĐ TP. Huế, tổng diện tích đất thu hồi phục vụ hạng mục cầu vượt sông Hương và đường dẫn vào cầu khoảng 35.700m2 thuộc phường Phường Đúc, Kim Long. Tại phường Phường Đúc có 105 thửa đất thu hồi, với tổng giá trị bồi thường hơn 143 tỷ đồng. Đến thời điểm này, số thửa đất trên đã được phê duyệt bồi thường, nhưng có 15 thửa chưa bàn giao vì lý do, nhiều thửa chỉ thu hồi một phần không bố trí tái định cư, đất mua bán chuyển nhượng giấy tay, đất chưa rõ nguồn gốc… Tại phường Kim Long có 26 thửa đất được thu hồi, trong đó có 22 thửa của người dân. Đến nay, cơ quan chức năng đã phê duyệt đền bù qua 2 đợt nhưng vẫn chưa dứt điểm… Hiện nay, Trung tâm PTQĐ TP. Huế tiếp tục rà soát, phối hợp với chính quyền địa phương vận động người dân bàn giao mặt bằng ở hai phía bắc, nam cầu vượt sông Hương để các nhà thầu thuận lợi thi công.

Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Giám đốc BQL DA Đầu tư xây dựng Công trình giao thông tỉnh (Chủ đầu tư) đánh giá, các mũi thi công DA cầu vượt sông Hương được đẩy nhanh nhằm đáp ứng tiến độ thi công năm 2024, như: Lắp đặt hệ dầm dọc, ngang nhịp chính và các nhịp biên; tháo dỡ đà giáo, căng cáp dự ứng lực nhịp chính; cầu đi bộ; lắp đặt bản mặt cầu, gờ chân lan can… Các hạng mục thi công cũng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, quy mô DA. Giá trị hợp đồng DA là 1.516 tỷ đồng, đến nay lũy kế giá trị giải ngân xây lắp đạt 1.046 tỷ đồng, đạt tỷ lệ gần 70%.

Cầu vượt sông Hương có thiết kế kiến trúc độc đáo dạng vòm biểu tượng "Hạc chầu Thiên Mụ", mang theo thông điệp về sự trường tồn của vùng đất Cố đô linh thiêng. DA hoàn thiện sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông, chống ùn tắc và giảm tải lưu lượng giao thông cho QL1A và các tuyến qua trung tâm TP. Huế; tạo động lực, hình thành, phát triển các đô thị vệ tinh, khu đô thị mới phía tây thành phố và phát triển kinh tế - xã hội, du lịch dịch vụ, cải thiện, nâng cao đời sống dân sinh liên vùng…

Dự án cầu vượt sông Hương và đường Nguyễn Hoàng thuộc tuyến đường vành đai 3 - là trục giao thông chính, xuyên tâm vào TP. Huế, kết nối liên thông 2 đô thị vệ tinh là thị xã Hương Trà - Hương Thủy. DA có tổng mức đầu tư 2.281 tỷ đồng, nguồn từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Theo thiết kế, cầu có dạng vòm thép dài 380m gồm 5 nhịp, rộng 43m, 6 làn xe, đường dẫn hai đầu dài 210m, đặc biệt có làn đi bộ rộng 3m. Kết cấu cầu bằng bê tông cốt thép, khả năng thông thuyền tối thiểu rộng 30m, cao 6m.
Bài, ảnh: MINH VĂN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước

Ngày 16/12, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có thông báo gửi các sở, ngành, địa phương về việc điều tiết nước hồ Tả Trạch về hạ du sông Hương.

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước
Tăng tốc, quyết tâm đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu, mục tiêu năm 2024

Tại Nghị quyết số 233/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương vừa tăng tốc, bứt phá để quyết tâm đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu, mục tiêu của năm 2024, vừa khẩn trương triển khai những nhiệm vụ mới, quan trọng, cấp bách; tạo đà, tạo lực, tạo thế, giữ nhịp cao hơn để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Tăng tốc, quyết tâm đạt và vượt 15 15 chỉ tiêu, mục tiêu năm 2024
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công cuối năm

Để hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, các chuyên gia kinh tế đề xuất giao trách nhiệm cho từng bộ, ngành, địa phương tăng tốc thực hiện.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công cuối năm
Tăng tốc trên các công trình trọng điểm

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công khá cao so với trung bình chung của cả nước. Theo đó, tính đến cuối tháng 10/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 59,7% kế hoạch. Song, để đạt được mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công đến cuối năm nay là thách thức không nhỏ với các ban ngành, chủ đầu tư.

Tăng tốc trên các công trình trọng điểm

TIN MỚI

Return to top