ClockThứ Hai, 16/08/2021 13:47

Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế, thương mại khu vực biên giới

TTH.VN - Sáng 16/8, Bộ Công thương tổ chức hội nghị trực tuyến phát triển kinh tế khu vực biên giới với các địa phương. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương chủ trì cuộc họp tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Vừa bảo vệ biên giới, vừa phòng chống dịch hiệu quả

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, nhờ kiểm soát tốt dịch COVID-19 nên trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, tình hình an ninh, quốc phòng khu vực biên giới được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, tạo nền móng vững chắc cho kinh tế phát triển.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tất cả các địa phương biên giới tăng trưởng dương, hầu hết tăng vượt mức bình quân của cả nước. Có 13/25 tỉnh khu vực biên giới có chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của cả nước (9,3%). Những tỉnh còn lại đều có tốc độ tăng trưởng dương nhưng thấp hơn mức tăng bình quân của cả nước.

Đến nay, các tỉnh biên giới bước đầu đã hình thành một số hạ tầng quan trọng phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp và thương mại tại khu vực biên giới bao gồm các cụm công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu. Sản xuất điện năng tăng trưởng, đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng điện cả nước, góp phần củng cố an ninh năng lượng, đảm bảo sản xuất và nâng cao đời sống cho nhân dân...

Tại hội nghị, các địa phương đã tham gia ý kiến và chỉ ra các mặt còn tồn tại cần phải khắc phục trong thời gian đến như: Cơ cấu kinh tế tại khu vực biên giới chậm chuyển dịch, vẫn dựa vào nông nghiệp là chính. Sản xuất công nghiệp tại khu vực biên giới còn hạn chế; thương mại biên giới quy mô nhỏ, mất cân đối. Một số tồn tại khác là độ che phủ điện khu vực biên giới thấp; nguồn vốn đầu tư hạ tầng hạn chế; hạ tầng thương mại biên giới thiếu và yếu; buôn lậu, gian lận thương mại còn diễn ra phức tạp...

Bộ trưởng Bộ công thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ ra một số giải pháp cần tập trung triển khai trong thời gian tới. Cụ thể phải xem quy hoạch tỉnh là căn cứ để bố trí, thu hút đầu tư phát triển; cơ chế, chính sách là đột phá trong thu hút nguồn lực đầu tư phát triển khu vực biên giới, kết cấu hạ tầng đi đến đâu thì kinh tế phải phát triển đến đó. Tận dụng tốt quan hệ qua biên giới để thu hút đầu tư, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu, kịp thời nâng cấp và mở mới các cặp cửa khẩu để đáp ứng nhu cầu giao thương của nhân dân, doanh nghiệp các nước chung biên giới. Nâng cao năng lực thị trường xuất khẩu và xúc tiến thương mại.

Bên cạnh đó, cần tập trung thu hút các doanh nghiệp công nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư vào khu vực biên giới để tạo động lực phát triển kinh tế khu vực biên giới; kiểm soát chặt chẽ thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, tạo môi trường lành mạnh cho thương mại biên giới phát triển.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian qua, quan hệ hợp tác hữu nghị nói chung và thương mại biên giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và 02 tỉnh Salavan, Sê Kông (CHDCND Lào) đã có nhiều khởi sắc. Chính quyền địa phương, các ngành, các cấp và nhân dân hai nước có nhiều nỗ lực trong hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển kinh tế ở các khu vực cửa khẩu biên giới. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp của tỉnh quan tâm xúc tiến thương mại, khảo sát tìm hiểu thị trường Lào. Các mặt hàng đặc sản của địa phương, hàng thủ công mỹ nghệ, bao bì xi măng, bia,… đã dần tạo được uy tín tại thị trường Lào.

Hệ thống cơ sở hạ tầng tại khu vực biên giới được hai bên quan tâm, dần được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân và cư dân biên giới thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới. Những hoạt động quản lý, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh người và phương tiện tại các cửa khẩu luôn thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Cơ chế chính sách, văn bản pháp lý cơ bản đã đảm bảo được yêu cầu quản lý, góp phần thuận lợi thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới phát triển.

Ngọc Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Hợp tác thương mại kỹ thuật số: Viên gạch góp phần xây dựng Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN

Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể cho thấy một số bước phát triển lớn để hợp tác trong nền kinh tế kỹ thuật số vào cuối quý III năm nay, nhờ những tiến triển trong các cuộc đàm phán được thực hiện bởi nhóm làm việc chung của hai khối. Đây là nhận định được ông Chris Humphrey, Giám đốc Điều hành Hội đồng doanh nghiệp EU - ASEAN (EU - ABC) đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trên Tạp chí The Business Times.

Hợp tác thương mại kỹ thuật số Viên gạch góp phần xây dựng Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN

TIN MỚI

Return to top